logo

Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực

Câu trả lời chính xác nhất: Từ cùng nghĩa với trung thực: thẳng thắn, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thực lòng, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, trung trực... Từ trái nghĩa với trung thực: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian xảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...

Đặt câu:

Câu với từ cùng nghĩa với trung thực: Tô Hiến Thành là người rất chính trực.

Câu với từ trái nghĩa với trung thực: Sự dối trá bao giờ cũng đáng ghét.

Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về từ đồng nghĩa và trái nghĩa nhé!


1. Từ đồng nghĩa (cùng nghĩa) là gì?

Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai. Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa.

Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực

Ví dụ: Từ cùng nghĩa với trung thực: thẳng thắn, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thực lòng, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, trung trực... 

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại :

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: xe lửa - tàu hoả

con lợn - con heo

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái ) : Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc , thái độ ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này,ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp .

Ví dụ: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,…( chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước)


2. Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn, có nghĩa đối lập nhau, tương phản nhau về màu sắc, hình dáng, kích thước… 

Trái nghĩa là những từ ngược nhau, dùng để so sánh sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống.

Đặc điểm của từ trái nghĩa : Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Có nghĩa là từ một từ có nghĩa gốc có thể suy ra được nhiều từ có nghĩa chuyển trái nghĩa nhau và liên quan với nghĩa gốc đó.

Vú dụ: Từ trái nghĩa với trung thực: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian xảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...


3. Những đoạn văn ngắn có sử dụng cả từ đồng nghĩa và trái nghĩa

Mẫu số 1

Hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu sa, lộng lẫy. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to sắc và nhọn. Càng lên trên, thân càng nhỏ, thanh mảnh. Những chiếc cành lá màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lây ánh nắng và bầu không khí yên lành, mát mẻ của mùa xuân. Những cái đài hoa màu xanh mỡ màng kia lại đỡ được “nàng công chúa kiều diễm” tự tin khoe mình dưới ánh nắng mai. Những chiếc cánh mỏng mịn màng màu đỏ thẫm đan xen vào nhau thành từng lớp, khum khum úp sát vào nhụy. Lớp ngoài thì xoè rộng khoe sắc. Lớp trong thi cuộn tròn e ấp, ngại ngùng như chưa muốn phô cái dáng vẻ yêu kiều của mình. Hàng ngày ong bướm cứ rập rờn bên bụi hồng nhung vừa thưởng thức vẻ đài các kiêu sa của nó vừa chờ dịp hút hương lấy mật.

+ Từ đồng nghĩa: mảnh mai- thanh mảnh, e ấp- ngại ngùng

+ Từ trái nghĩa: tự tin- e ấp

Mẫu số 2

Cánh rừng rộng mênh mông. Con đường mòn dẫn vào rừng ngày càng nhỏ lại. Càng vào sâu, khung cảnh càng hiu hắt. Thỉnh thoảng, hai bên đường bắt gặp vài chòi lá của những người gác rừng. Trên nền chòi: một bếp lửa nhỏ, tro đã nguội, nhìn thật vắng vẻ… Chỉ có tiếng lao xao của đại ngàn, tiếng vi vút của gió như lời linh thiêng của rừng già, vài tia nắng hiếm hoi lọt qua kẽ lá, rớt xuống giọt sương còn vương ngọn cỏ, ánh lên lấp lánh.

+ Từ đồng nghĩa: Hiu hắt - Vắng vẻ

Bài viết này Toploigiai đã cùng các bạn đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 04/10/2022