logo

Đặt câu hỏi có cụm từ Vì sao?

Câu hỏi: Đặt câu hỏi có cụm từ Vì sao?

Lời giải: 

Dùng cụm từ vì sao để hỏi về nguyên nhân, lí do trong câu.

Ví dụ

- Vì sao Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài ?

Vì khôn ngoan, Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài.

 Vì gấu trắng có tính tò mò, người thủy thủ thoát nạn.

- Vì sao người thủy thủ thoát nạn ?

 Thủy Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh vì ghen tức.

- Vì sao Thủy Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh ?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé! 

1. Ý nghĩa của việc đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi không chỉ mang mục đích nhận được câu trả lời cho câu hỏi đó mà nó còn bao hàm nhiều tác dụng khác:

- Làm rõ ý mà người hỏi đã truyền tải từ trước đó, từ đó giúp người nghe hiểu sâu vấn đề hơn.

- Từ câu hỏi gốc có thể dẫn đến nhiều câu hỏi chi tiết hơn, điều này sẽ giúp cho việc sáng tạo cho những ý tưởng hay hướng đi mới.

- Việc đặt những chuỗi câu hỏi liên quan có chiều sâu sẽ giúp ta đi đến cốt lõi của vấn đề và có những giải pháp cụ thể và triệt để.

Đặt câu hỏi có cụm từ vì sao?

- Qua đó có thể thấy được, việc đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa giúp chúng ta thu thập được nhiều thông tin kiến thức hơn, đặc biệt có ích khi muốn đi sâu vào vấn đề nào đó hay là muốn tìm kiếm những ý tưởng mới. 

- Trong giao tiếp, đặt câu hỏi giúp xây dựng mối quan hệ qua việc hỏi về thông tin của người đó hoặc quan điểm của người đó về những vấn đề, sự kiện xung quanh, bên cạnh đó, qua việc đặt câu hỏi cũng thể hiện phần nào con người và tư duy của chính bản thân bạn.

2. Các dạng câu hỏi

Cần dựa vào từng trường hợp để chọn những dạng câu hỏi sao cho phù hợp:

- Câu hỏi mở: Dùng với mục đích khai thác thông tin, xem ý kiến của đối phương hay để tham khảo, mở ra những cuộc trao đổi, bàn luận. Nên dùng những từ như:
“.. như thế nào?; theo bạn thì….không?; ý kiến của bạn về…?, tại sao…?;.vv..”

- Câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng chính là những câu hỏi có câu trả lời “Có/ Không” hoặc những câu mang tính xác nhận lại thông tin. Câu hỏi này thường được dùng trong mẫu khảo sát hay dùng để kiểm tra lại thông tin, mở đầu cho một chủ đề nào đó, ví dụ như trong những buổi thuyết trình/ diễn thuyết, người nói thường hỏi thính giả những câu như “Có phải…?; Bạn có thấy rằng…?;..vv..”

Bên cạnh đó, câu hỏi đóng còn tồn tại dưới một dạng là câu hỏi đưa ra sự lựa chọn “trong A,B,C thì bạn chọn cái nào”. Câu hỏi này mang mục đích xác nhận hoặc dẫn dắt theo ý muốn của người hỏi.

- Câu hỏi hình nón: Câu hỏi hình nón là mẫu câu hiệu quả trong việc đào sâu vấn đề. Dạng câu hỏi này thường đi sau câu hỏi mở hoặc tự hỏi chính bản thân khi muốn làm rõ vấn đề nào đó đang cần tìm hiểu. Cấu trúc của dạng câu hỏi này giống hình chiếc nón, chóp nón là chủ đề lớn, rồi từ đó dẫn dần đến những câu hỏi nhỏ, chi tiết hơn. 

3. Những điều cần lưu ý khi đặt câu hỏi

Để có được trả lời mà chúng ta cần thì sẽ phải lưu ý một số điều sau:

- Xác định rõ mục đích của câu hỏi cũng như trọng tâm của vấn đề, tránh đặt những câu hỏi vô nghĩa.

- Đặt câu hỏi ngắn gọn, súc tích, ngôn từ mạch lạc, dễ hiểu

- Đối với việc đặt câu hỏi trong giao tiếp, cần:

- Dựa vào mức độ thân thiết của mối quan hệ.

- Dùng ngôn từ, thái độ phù hợp.

- Tránh những câu hỏi Có/ Không khiến cho cuộc hội thoại không được sâu và cũng không gây được hứng thú cho người đối diện.

- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ câu trả lời, tránh hỏi lặp lại thông tin.

4. Bài tập 

Câu 1: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "vì sao" và gạch dưới các bộ phận đó.

Trả lời:

a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.

b) Những chàng man gát rất bình tĩnh vì họ thường là người phi ngựa giỏi nhất.

c) Chị em Xô-phi quay về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.

Câu 2: Dựa vào bài Hội vật, hãy trả lời câu hỏi:

a) Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông?

b) Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt?

c) Vì sao ông Ngũ mất đà chúi xuống?

d) Vì sao Quắm Đen bị thua?

Trả lời:

a) Người tứ xứ đổ về xem Hội Vật rất đông vì họ muốn xem mặt và xem tài của ông Cản Ngũ. Họ muốn chứng kiến một trận đấu hay.

b) Trận đấu lúc đầu có vẻ chán ngắt vì lúc này là chỉ có Quắm Đen là hùng hục lao vào keo vật còn ông Cản Ngũ vẫn rề rà, chậm chạp với vẻ lớ ngớ để dò xét đối phương, để tính mưu kế đưa đối phương vào thế vật hiểm hóc.

c) Ông Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bị trượt chân.

icon-date
Xuất bản : 06/01/2022 - Cập nhật : 07/01/2022