logo

Đặt câu có thành phần tình thái

Câu trả lời chính xác nhất: Thành phần tình thái được dùng nhằm mục đích chính để có thể thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến ở trong một câu. Thành phần tình thái cũng rất đa dạng, có nhiều loại thành phần tình thái khác nhau và cũng có nhiều cách sử dụng khác nhau tùy vào cách dùng của người viết. Đặt câu có thành phần tình thái là: Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

Để giúp các bạn có thể hiểu hơn về thành phần tình thái và câu hỏi Đặt câu có thành phần tình thái, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Thành phần biệt lập là gì?

Đặt câu có thành phần tình thái

Thành phần biệt lập có thể hiểu một cách đơn giản nhất là thành phần có trong câu nhưng không có nhiệm vụ biểu đạt ngữ nghĩa của câu.

Ví dụ:

- Ái chà! Hôm nay Linh học bài chăm chỉ quá nhỉ!

Từ “ái chà” không có tác dụng biểu đạt ý nghĩa của câu mà chỉ dùng để bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói.

- Cả lớp mình ơi, hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu bài mới sớm hơn một chút nhé.

Từ “ơi” dùng để gọi và thu hút sự chú ý của người nghe, không có nghĩa trong câu.

Thành phần biệt lập trong câu có thể dễ dàng nhận biết thông qua những dấu hiện dưới đây:

Thành phần tình thái: nhận biết qua thể hiện cách nhìn người nói đối với sự việc trong câu.

Thành phần cảm thán :nhận biết qua bộc lộ tâm lí trong câu.

Thành phần phụ chú: bổ sung chi tiết giúp cho nội dung chính rõ nghĩa và dễ hiểu hơn.

Thành phần gọi – đáp: nhận biết nhờ các mối quan hệ giao tiếp.

Các loại thành phần biệt lập là thành phần gọi đáp; thành phần phụ chú; thành phần cảm thán và thành phần tình thái.

>>> Tham khảo: Đặt câu với tình thái từ


2. Thành phần tình thái

a. Thành phần tình thái là gì?

Thành phần tình thái được dùng nhằm mục đích chính để có thể thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến ở trong một câu.

Thành phần tình thái cũng rất đa dạng, có nhiều loại thành phần tình thái khác nhau và cũng có nhiều cách sử dụng khác nhau tùy vào cách dùng của người viết.

Ta thấy rằng, thành phần tình thái được hiểu cơ bản chính là thành phần câu được dùng nhằm mục đích chính là để có thể thể hiện cách nhìn của người nói hoặc người viết đối với sự việc được nói đến trong câu hoặc được sử dụng để nhằm mục đích thể hiện cách nhìn nhận thái độ, cách đánh giá với người nghe.

b. Đặt câu có thành phần tình thái

Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.


3. Chức năng của tình thái từ

Tình thái từ có hai chức năng quan trọng:

– Tạo câu theo mục đích nói.

– Biểu thị sắc thái biểu cảm cho câu nói.

+ Thể hiện thái độ hoài nghi, nghi ngờ.

Ví dụ: Nó đi chơi về rồi hả chị?

Nam đi học về rồi phải không?

+ Biểu thị thái độ ngạc nhiên bất ngờ.

Ví dụ: Có thật công ty sẽ phá sản không chị?

+ Biểu thị thái độ cầu mong, trông chờ.

Ví dụ: Em đi học luôn nhé.

Nào ta cùng nhau đi đến trường.

>>> Tham khảo: Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau đây


4. Các nhóm thành phần tình thái

– Các từ ngữ thành phần chỉ mức độ chắc chắn như chắc, chắc chắn, có lẽ, hình như,….

– Các từ ngữ chỉ quan điểm riêng của người khác như theo tôi, ý anh, theo quan điểm của anh,…

– Các từ ngữ thể hiện thái độ, quan hệ giữa người nói với người nghe, thường ở kết thúc câu như à, ạ, nhỉ, nhé,….

+Thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu.

Ví dụ: 

- Cháu chào ông ạ.

- Em chào thầy ạ.


5. Bài tập luyện tập về thành phần tình thái

Đặt câu có thành phần tình thái

Bài 1. Tìm thành phần tình thái trong các câu sau:

a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

Thành phần tình thái có lẽ thể hiện mức độ tin cậy của người nói.

b. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Thành phần tình thái hình như thể hiện mức độ tin cậy của người nói.

c. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Thành phần tình thái chả nhẽ thể hiện thái độ nghi hoặc của người nói.

Bài 2: Tìm thành phần tình thái

a. Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

b. Chắc hẳn trận đấu tối nay giữa tuyển Việt Nam với tuyển Thái Lan sẽ thu hút đông đảo người xem và cổ vũ.

c. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Gợi ý

a. Thành phần tình thái (hình như) diễn đạt trạng thái mơ hồ, chưa xác định được trong khoảnh khắc giao mùa

b. Thành phần tình thái: diễn đạt sự phỏng đoán chưa chắc chắn ở trận đấu bóng

c. Thành phần tình thái: diễn tả sự nuối tiếc, vội vã của nhân vật khi thời gian ngắn ngủi sắp kết thúc

---------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Đặt câu có thành phần tình thái. Hi vọng cùng với một số kiến thức mở rộng khác về thành phần tình thái sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 14/10/2022 - Cập nhật : 14/10/2022