logo

Đáp án thi Tìm hiểu phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích tỉnh Vĩnh Phúc 2021

Đáp án tìm hiểu phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích


1. Phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước là gì?

Cứ mỗi dịp hè đến, nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước với trẻ em, học sinh lại tăng cao. Hầu hết trẻ em đều thích nước vì đó là môi trường để vui chơi, khám phá nhiều điều mới lạ, nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ đuối nước.

Theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân xảy ra tình trạng đuối nước ở trẻ em, học sinh là do môi trường sống thiếu an toàn, nhiều ao, hồ, sông, suối; thiên tai, lũ lụt, lũ cuốn, sạt lở, bão, giông...; đồng thời là do cha mẹ, người lớn chủ quan, lơ là trong việc theo dõi, giám sát, quản lý trong thời gian các em được nghỉ học, ở nhà, để các em tự do rủ nhau đi chơi, đi bơi. Đặc điểm tâm sinh lý của các em là ở độ tuổi hiếu động, chủ quan, thích thể hiện bản thân, trong khi còn thiếu kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia bơi, lội dẫn đến đuối nước.

Một số học sinh không biết bơi nhưng vẫn tự ý đi tắm, đi bơi hoặc rủ nhau chơi, đùa ở những nơi gần ao hồ, sông suối. Trong khi đó, nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích ở trẻ em còn thiếu, nhiều địa phương, nhà trường chưa bố trí kinh phí thực hiện công tác này. Nhiều nơi hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích ở trẻ em thực hiện chủ yếu lồng ghép trong các chương trình khác của các ngành, địa phương.

Tổ chức dạy bơi an toàn là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả để phòng tránh đuối nước ở trẻ em, học sinh nhưng hiện còn không ít hạn chế. Do chưa có điều kiện tổ chức dạy bơi cho học sinh, nên hiện nay việc triển khai phòng, chống đuối nước đang được các trường chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh.


2. Bộ câu hỏi tìm hiểu kỹ năng phòng chống đuối nước số 1

1. Đối với những trẻ em biết bơi rồi thì dễ có thể bị đuối nước không?

2. Thời điểm nào là lúc mà nước sông dâng lên cao khiến cho khi trẻ xuống dưới nước bơi rất có thể xảy ra tình trạng đuối nước?

3. Cần làm gì để dạy cho trẻ cách thoát thân khi bị đuối nước?

4. Khi chúng ta thấy trẻ bị đuối nước, chúng ta sẽ làm gì?

5. Không nên cho trẻ chơi đùa, chảy nhảy ở những nơi nào để tránh việc trẻ bị ngã xuống dưới nước, sông, hồ,...?

6. Khi cho con trẻ đi bơi, ta nên làm gì?

7. Khi cho trẻ tập bơi ở những nơi như: ao, hồ, sông ngòi,....thậm trí là bể bơi, chúng ta có nên giám sát (ý là theo sát con mình để bảo vệ) con em chúng ta không?

8. Nếu chẳng may con chúng ta lại vô tình bị ngã xuống dưới sông mà chúng ta lại ko biết bơi để cứu nó thì lúc đó,chúng ta nên làm gì?

9. Chúng ta cần làm gì để cho mọi người biết, việc đuối nước là một việc rất nguy hiểm?

10. Có phải tình trạng đuối nước hiện nay gia tăng lên rất nhiều vào mùa mưa, mùa lũ đúng không?

11. Em cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?

Trả lời: 

Để phòng tránh tai nạn đuối nước, em cần phải:

  • Không chơi đùa gần sông, ao, hồ, suối.
  • Bơi hoặc tập bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
  • Tuân thủ các quy định của khu vực bơi
  • Không bơi khi cơ thể đang mồ hôi, ăn quá no hoặc quá đói.
  • Luôn khởi động chân tay kĩ trước khi bơi.

3. Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu kỹ năng phòng chống đuối nước số 2

Câu 1: Làm gì để không bị đuối nước

a. Học bơi tại các cơ sở dạy bơi, khi đi có người lớn đi cùng.

b. Không đùa nghịch tại các ao, hồ, sông suối, vùng dòng nước xoáy, sâu khi không có người lớn.

c. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của nhà trường về phòng chống đuối nước

d. Tất cả ý trên

Câu 2: Trước khi bơi nên làm gì?

a. Tập thể dục, khởi động khớp chân tay từ 5-10 phút trước khi bơi.

b. Nhẩy xuống bơi ngay khi người đang nóng.

c. Chọn hồ bơi đảm bảo sạch sẽ, có người cứu hộ khi cần.

d. Cả phương án a và c

Câu 3: Khi gặp người đuối nước thì nên làm gì?

a. Hô hoán người lớn đến cứu, vừa tìm cành cây hoặc sợi dây ..ném cho người đuối nước để cùng mọi người kéo nên nếu cần.

b. Bỏ chạy, không báo cho ai hết với ai hết.

Câu 4: Khi tan học ra về em thấy bóng đèn vẫn sáng, quạt lớp mình vẫn chạy thì em sẽ làm gì?

a. Cứ để nguyên như vậy đi về.

b. Báo cho bác bảo vệ

c.Tắt các thiết bị điện rồi về.

Câu 5: Khi các thiết bị điện của lớp mình có dấu hiệu hư hỏng các em cần làm gì ?

a. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô giáo chủ nhiệm báo với BGH nhà trường có biện pháp sửa chữa

b. Không quan tâm, mặc kệ.

Câu 6: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện các em cần làm gì?

a. Không tắt các thiết bị điện khi tay, chân bị ướt. Đi dép để cách khi tắt các thiết bị điện.

b. Không tự ý nghịch các thiết bị điện.

c.Tất cả các ý trên

Câu 7: Khi thấy các biển báo cấm lại gần các sông, hồ, kênh, rạch các em nên làm gì?

a. Rủ các bạn lại gần đó chơi và không quan tâm đến biển báo.

b. Tuyệt đối không được lại gần.

c. Em vẫn đến gần chơi nhưng sẽ quan sát để không bị ngã.

Câu 8: Nhìn thấy cây cam nhà mình rất nhiều quả mà bạn Lan lại rất thèm ăn. Nếu em là bạn Lan em sẽ làm gì?

a. Trèo ngay lên cây và hái quả cho thỏa cơn khát của mình.

b. Rủ bạn khác cùng trèo lên cây hái quả xuống ăn.

c. Nhờ người lớn như: Ông, bà hay bố mẹ lấy giúp cho an toàn.

Câu 9: Khi mẹ đang chiên rán đồ ăn ở trên bếp bạn sẽ làm gì?

a. Cứ chạy nhảy đùa nghịch với em mà không cần để ý.

b. Rủ em mình ra chỗ khác cách xa khu vực bếp để chơi cho an toàn.

Câu 10: Nơi nào quy định người điều khiển xe đạp không được phép đi qua?

a. Nơi cấm xe ô tô.

b. Nơi cấm xe máy.

c. Nơi có biển báo cấm xe đạp.

Câu 11: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm những loại xe nào?

a. Xe máy

b. Xe đạp.

c. Xe ô tô.

d. Tất cả phương án trên đều đúng.

Câu 12: Khi đi từ đường nhỏ ra đường lớn chúng ta phải đi như thế nào?

 

a. Đi tốc độ nhanh.

b. Đi bình thường không cần giảm tốc độ.

c. Giảm tốc độ và quan sát kĩ hai hướng.

Câu 13: Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?

a. Là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải.

b. Là trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân và của toàn XH.

c. Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông.

Câu 14: Trên đường quốc lộ có được thả trâu bò không?

a. Được phép

b. Không được phép.

Câu 15: Khi ngồi trên thuyền, bè ta cần lưu ý điều gì?

a. Mặc áo phao, vui chơi thoải mái trên thuyền.

b. Mặc áo phao và đi dạo trên thuyền, bè.

c. Mặc áo phao, ngồi không được thò tay, chân xuống nước.

Câu 16: Người đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông có được uống bia, rượu không?

a. Thoải mái uống.

b. Tuyệt đối không được uống bia, rượu khi tham gia giao thông.


Đáp án thi Tìm hiểu phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích tỉnh Vĩnh Phúc 2021

Câu 1: Làm gì để không bị đuối nước? *1 điểm

A. Học bơi tại các cơ sở dạy bơi, khi đi có người lớn đi cùng.

B. Không đùa nghịch tại các ao, hồ, sông suối, vùng dòng nước xoáy, sâu khi không có người lớn.

C. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của nhà trường về phòng chống đuối nước.

D. Tất cả ý trên

Câu 2: Trước khi bơi nên làm gì? 1 điểm

A. Tập thể dục, khởi động khớp chân tay từ 5-10 phút trước khi bơi.

B. Nhẩy xuống bơi ngay khi người đang nóng.

C. Chọn hồ bơi đảm bảo sạch sẽ, có người cứu hộ khi cần.

D. Cả phương án A và C

Câu 3: Khi em gặp người bị đuối nước thì nên làm gì? *1 điểm

A. Gọi thật to báo cho bất cứ người lớn nào ở gần đến cứu; đồng thời có thể ném dây, phao, sào, các vật nổi…cho người bị đuối nước để cùng mọi người kéo lên bờ; không tự ý một mình nhảy xuống nước để cứu người bị đuối nước, vì có thể bị đuối theo.

B. Nhảy xuống cứu người bị đuối nước, vì mình đã biết bơi lội.

C. Bỏ mặc người bị đuối nước, vì xuống cứu có thể bị đuối theo.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Khi thấy các biển báo cấm lại gần các sông, hồ, kênh, rạch các em nên làm gì? *1 điểm

A. Rủ các bạn lại gần đó chơi và không quan tâm đến biển báo.

B. Tuyệt đối không được lại gần.

C. Em vẫn đến gần chơi nhưng sẽ quan sát để không bị ngã.

Câu 5: Khi ngồi trên thuyền, bè ta cần lưu ý điều gì? * 1 điểm

A. Mặc áo phao, vui chơi thoải mái trên thuyền.

B. Mặc áo phao và đi dạo trên thuyền, bè.

C. Mặc áo phao, ngồi không được thò tay, chân xuống nước.

D. Không cần mặc áo phao.

Câu 6: Vì sao trẻ em biết bơi lội vẫn có thể bị đuối nước? * 1 điểm

A. Do thể lực, sức khỏe; không biết cách cứu đuối nhưng mạo hiểm cứu bạn bị đuối nước.

B. Do chưa biết và chưa thực hiện đúng các nguyên tắc an toàn khi bơi lội; không có kỹ năng xử lý tình huống: chuột rút, khi rơi vào dòng nước xoáy, sâu, sóng to, xa bờ, bị đuối sức khi đang bơi…

C. Hay thích đùa nghịch, xô đẩy, nhào lộn dưới nước; rơi từ độ cao bất ngờ xuống dòng nước chảy…

D. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu 7:  Em hiểu như thế nào là biết bơi lội và có thể an toàn? *1 điểm

A. Trẻ em biết bơi lội là sẽ cứu được trẻ em khác đang bị đuối nước.

B. Trẻ em biết bơi lội là trẻ em biết vận động và thở để không bị chìm trong nước, di chuyển được trong nước và phải bơi được ít nhất 25m.

C. Trẻ em biết bơi lội là biết cách tự cứu mình khi đang rơi vào vùng nước xoáy, sâu…

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Việc đầu tiên cần làm khi bị “chuột rút” ở dưới nước? * 1 điểm

A. Bơi nhanh vào bờ.

B. Bơi đứng.

C. Bình tĩnh, thả lỏng người trong nước và gọi người xung quanh giúp đỡ.

D. Giãy giụa để hết tình trạng chuột rút.

Câu 9: Thế nào là đuối nước, hậu quả? *1 điểm

A. Đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ em bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào mũi, miệng dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở có thể tử vong (chết đuối), hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.

B. Đuối nước là một người lớn hay trẻ em bị té ngã xuống nước bị tử vong (chết đuối).

C. Đuối nước là do người lớn hay trẻ em đang ăn, uống hoặc rơi xuống nước bị nước vào mũi, miệng dẫn tới khó thở. Hậu quả tử vong (chết đuối), hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.

D. Tất cả đáp án A, B, C.

Câu 10: Các nguy cơ gây đuối nước ở trẻ em 6 – 15 tuổi, là do các em? *1 điểm

A. Không biết bơi lội; đùa nghịch tại các ao, hồ, sông suối, vùng nước xoáy, sâu khi không có người lớn trông chừng.

B. Không biết các nguyên tắc an toàn khi đi bơi lội; cứu bạn chết đuối khi mình không biết bơi lội hoặc bơi lội không giỏi, chưa hiểu rõ cách cứu người bị đuối nước.

C. Đi tàu, xuồng, thuyền, đò…không mặc áo phao.

D. Tất cả A, B, C.

Câu 11: Để phòng ngừa “chuột rút” trước khi xuống nước người bơi lội phải tuân thủ theo thứ tự nào? *1 điểm

A. Xuống nước - Lên bờ - Khởi động.

B. Khởi động - Xuống nước - Lên bờ.

C. Xuống nước - Khởi động - Lên bờ.

D. Xuống nước - Lên bờ.

Câu 12: Khi các thiết bị điện của lớp mình có dấu hiệu hư hỏng các em cần làm gì ? * 1 điểm

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô giáo chủ nhiệm báo với BGH nhà trường có biện pháp sửa chữa.

B. Không quan tâm, mặc kệ.

Câu 13: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện các em cần làm gì? * 1 điểm

A. Không tắt các thiết bị điện khi tay, chân bị ướt.

B. Đi dép để cách khi tắt các thiết bị điện.

C. Không tự ý nghịch các thiết bị điện.

D. Tất cả các ý trên

Câu 14: Nhìn thấy cây cam nhà mình rất nhiều quả mà bạn Lan lại rất thèm ăn. Nếu em là bạn Lan em sẽ làm gì? *1 điểm

A. Trèo ngay lên cây và hái quả cho thỏa cơn khát của mình.

B. Rủ bạn khác cùng trèo lên cây hái quả xuống ăn.

C. Nhờ người lớn như: Ông, bà hay bố mẹ lấy giúp cho an toàn.

Câu 15: Nơi nào quy định người điều khiển xe đạp không được phép đi qua? * 1 điểm

A. Nơi cấm xe ô tô.

B. Nơi cấm xe máy.

C. Nơi có biển báo cấm xe đạp.

Câu 16: Trong trường hợp nào không được phép tham gia bơi lội? * 1 điểm

A. Khi cơ thể đang sốt, mắc bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, viêm tai…

B. Khi cơ thể đang nóng, ra nhiều mồ hôi.

C. Khi bụng đang đói hoặc ăn quá no.

D. Các trường hợp trên.

Câu 17: Khi đi từ đường nhỏ ra đường lớn chúng ta phải đi như thế nào? *1 điểm

A. Đi tốc độ nhanh.

B. Đi bình thường không cần giảm tốc độ.

C. Giảm tốc độ và quan sát kĩ hai hướng.

Câu 18: Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai? * 1 điểm

A. Là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải.

B. Là trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân và của toàn XH.

C. Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông.

Câu 19: Khi ở nhà một mình không có người lớn em sẽ làm gì? *1 điểm

A. Thoải mái sử dụng các thiết bị điện, công tắc, các dụng cụ trong nhà.

B. Sử dụng dao, kéo để cắt ghép chơi trò chơi.

C. Tránh xa các vật sắc nhọn, dao kéo, ổ cắm, bình nước nóng

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 20. Em đang thả diều thì dây diều bị đứt, con diều rơi xuống một cây xanh khá cao. Em sẽ làm gì? * 1 điểm

A. Rủ bạn trèo lên để lấy con diều xuống chơi tiếp

B. Tự mình trèo lên không cần ai giúp đỡ.

C: Nhờ người lớn giúp đỡ lấy con diều xuống

icon-date
Xuất bản : 01/07/2021 - Cập nhật : 20/05/2022