logo

Đáp án thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc Tự hào Việt Nam

Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc Tự hào Việt Nam” lần thứ 4, năm học 2021-2022 dành cho học sinh các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.


1. Nội dung cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc Tự hào Việt Nam

Nội dung cuộc thi xoay quanh các kiến thức lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông; kiến thức lịch sử, văn hóa các địa phương, dân tộc; lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lịch sử phong trào học sinh, sinh viên. Cùng với đó là tìm hiểu thành tựu 35 năm đổi mới đất nước (1986-2021); quan điểm, chủ trương mới về phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030…

Vòng thi tuần diễn ra từ ngày 13-12-2021 đến 27-2-2022. Vòng chung kết cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến tổ chức ngày 12-3-2022. Chung kết toàn quốc và trao giải dự kiến tổ chức ngày 26-3-2022.


2. Đáp án cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc Tự hào Việt Nam

Câu 1: Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 được ban hành trong văn bản nào?

A. Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021

B. Quyết định số 1919/QĐ-TTg ngày 12/11/2021

C. Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 02/11/2021

D. Quyết định số 1809/QĐ-TTg ngày 12/11/2021

Câu hỏi tự hào Việt Nam

Câu 2: Bách Việt là khái niệm để chỉ khối cộng đồng dân cư nào? 

A. Các tộc Việt sinh sống ở phía Bắc Đông Nam Á lục địa

B. Các tộc Việt sinh sống khắp từ phía Nam Trung Hoa đến Bắc Đông Dương

C. Các tộc Việt sinh sống ở Bắc Bộ Việt Nam

D. Các tộc Việt sinh sống ở Nam Trung Hoa

Câu 3: Trận phục kích của quân dân Việt Nam tiêu diệt chỉ huy quân Pháp là Gác-ni-ê? 

A. Trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883)

B. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873)

C. Trận đánh ở thành Sơn Tây (25/8/1883)

D. Trận đánh ở Đại Đồng Chí Hòa ( 24/2/1861)

Câu 4: Theo bài phát biểu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đâu là lĩnh vực được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu?  

A. Phát triển giáo dục – đào tạo khoa học – công nghệ

B. Phát triển giáo dục và kĩ thuật

C. Phát triển khoa học và công nghệ

D. Phát triển giáo dục và đào tạo

Câu 5: Trước khi khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ nhà Đường ( năm 819 – 820) , Dương Thanh giữ chức vụ gì ?  
A. Thứ sứ Giao Châu

B. Thứ sứ Hoan Châu

C. Thứ sứ Ái Châu

D. Thứ sứ Phong Châu

Câu 6: Bộ luật nào sau đây được ban hành dưới triều Trần? 

A. Lê triều hình luật

B. Hoàng Việt luật lệ

C. Quốc triều thông chế

D. Hình thư (1042)

Câu 7: Theo nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, cần đặc biệt tăng cường, đa dạng hóa, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động, nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống cho đối tượng nào? 

A. Thế hệ nhi đồng

B. Thế hệ thành niên

C. Thế hệ trẻ

D. Thế hệ thiếu niên

Câu 8: Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam vào năm nào?

A. 1941

B. 1939

C. 1942

D. 1940

Câu 9: Sau khi đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán, thành lập chính quyền tự chỉ, Hai Bà Trưng xưng nước hiệu là gì ? 

A. Tiết độ sứ

B. Đế

C. Vương

D. Đại tổng quản

Câu 10: Hội nghị nào đã quyết định phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945?

A. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng

B. Hội nghị toàn quốc của Đảng

C. Hội nghị Tổng bộ Việt Minh

D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng

Câu 11: Câu nói nổi tiếng của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với sứ thần nhà Mạc: “ … tuy thiểu, sổ thế dung thân”. Hãy điền địa danh vào chỗ trống? 

A. Thái Nguyên

B. Tuyên Quang

C. Lạng Sơn

D. Cao Bằng

Câu 12: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo được trình bày ở Hội nghị nào của Đảng ? 

A. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng

B. Hội nghị trung ương tháng 5 năm 1941

C. Hội nghị thành lập Đảng

D. Hội nghị lần thứ hai của Đảng

Câu 13: Thắng lợi quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Dương Thanh ( năm 819-820) ?

A. Đánh bại đội quân đông đảo của nhà Đường

B. Dương Thanh được nhà Đường trao chức Thứ sứ Quỳnh Châu

C. Giết chết viên Đô hộ phủ nhà Đường là Lý Tượng Cổ

D. Xây dựng chính quyền tự chủ, khẳng định ý thức dân tộc

Câu 14: Sự kiện nào kết thúc giai đoạn đầu của phong trào Cần Vương ? 

A. Vua Hàm Nghi bị bắt

B. Vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương lần thứ hai

C. Thực dân Pháp đưa Đồng Khánh lên ngôi

D. Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện

Câu 15: Tác phẩm trang bị lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản năm 1927 ? 

A. Chủng tộc da đen

B. Đường kách mệnh

C. Bản án chế độ thực dân Pháp

D. Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc

Câu 16: Theo bài phát biểu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI năm 2014 đã xác định mục tiêu chung của việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam là ? 

A. Phát triển toàn bộ, hướng đến chân – thiện – mỹ , thấm nhuần tính dân tộc, tính nhân văn , dân chủ và khoa học

B. Phát triển thấm nhuần tính dân tộc, tính nhân đạo, dân chủ và khoa học

C. Phát triển hiện đại , toàn diện , hướng đến Chân – thiện – mỹ

D. Phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ , thấm nhuần tính dân tộc, tính nhân văn , dân chủ và khoa học

Câu 17: Tổ chức chính trị được Nguyễn Ái Quốc thành lập tại Quảng Câu năm 1925 là ? 

A. Tâm tâm xã

B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

C. Đảng Thanh niên

D. Việt Nam Quang phục hội

Câu 18: Ngày Nam kỳ khởi nghĩa là ngày nào ? 

A. 27-9-1940

B. 13-01-1941

C. 01-1-1941

D. 23-11-1940

Câu 19: Văn minh sông Hồng phản ánh rõ đặc trưng của loại hình kinh tế nào ? 

A. Nương rẫy

B. Thương nghiệp

C. Ngư nghiệp

D. Nông nghiệp lúa nước

Câu 20: Kế hoạch quân sự của Đờ lát đờ Tát xinhi chủ trương xây dựng phòng tuyến gì ? 

A. Hành lang Đông Tây

B. Vành đài trắng

C. Con đường chết

D. Phòng tuyến Đông Tây

Câu 21: Theo chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, đội nghĩ trí thức, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa giữ vai trò như thế nào trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa ? 

A. Trung tâm

B. Tế bà

C. Hạt nhân

D. Nòng cốt

Câu 22: Dưới thời Lê Sơ ( 1428-1527), tôn giáo nào có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội đất nước ?                 

A. Thiên Chúa giáo

B. Phật giáo 

C. Đạo giáo

D. Nho giáo

Câu 23: Năm 1592, quân Lê – Trịnh tiến công vào Thăng Long đánh đuổi nhà Mạc đã kết thúc cục diện chính trị nào trong lịch sử nước ta hồi thế kỷ XVI?

A. Phân liệt Đàng Trong – Đàng Ngoài

B. Loạn 12 sứ quân

C. Chiến tranh Nam – Bắc triều

D. Trịnh – Nguyễn phân tranh

Câu 24: Khó khăn lớn nhất của nước VNDCCH sau cách mạng tháng Tám ? 

A. Giặc đói

B. Khó khăn về kinh tế

C. Giặc dốt

D. Khó khăn về giặc ngoài

Câu 25: Trong Báo cáo đánh giá kết quả thực nhiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 đã đánh giá các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trưng bày, triển lãm, tuyên truyền cổ động có những đặc điểm tích cực nào?

A. Được chỉ đạo rộng khắp từ trung ương đến cơ sở

B. Được tổ chức hoành tráng, sôi nổi, rộng khắp từ trung ương đến cơ sở

C. Được tái cơ cấu tổ chức, rộng khắp từ trung ương đến cơ sở

D. Được tổ chức sôi nổi, rộng khắp từ trung ương đến cơ sở

Câu 26: Theo bài phát biểu đồng chỉ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, những hạn chế, khuyết điểm trong lĩnh vực văn hóa có nguyên nhân chính từ đâu?

A. Yếu tố ngoại lai

B. Yếu tố khách quan

C. Yếu tố ngoại vi

D. Yếu tố chủ quan

Câu 27: Quê hương của Hải đội Hoàng Sa – lực lượng đặc trách việc khai thác và bảo vệ vùng biển và đảo trên Biển Đông dưới thời các chúa Nguyễn, nay thuộc địa phương nào ? 

A. Đảo Phú Quốc( Kiên Giang)

B. Côn Đảo ( Bà Rịa – Vũng Tàu)

C. Đảo Hòn Khoai ( Cà Mau) 

D. Đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi )

Câu 28: “ Ba nhất “ và “Đại phong” là tên phong trào thi đua thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất ( 1961 – 1965) ở miền bắc trong các ngành nào ? 

A. Ba nhất : Nông nghiệp; Đại phong : Quân đội

B. Ba nhất : Quân đội; Đại phong : Nông nghiệp

C. Ba nhất : Giáo dục; Đại phong : Nông nghiệp

D. Ba nhất : Công nghiệp; Đại phong : Thủ công nghiệp

Câu 29: Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Trung Trực ( 1861-1868) lãnh đạo đã lập được chiến công nào? 

A. Giết được chỉ huy Pháp Hen-ri Ri-vi-e(Henri Rivière) trong trận cầu giấy

B. Chiến thắng Vụ Quang, chống lại đợt tiến công của Pháp

C. Đốt cháy Ét-pê-răng(Espérance) trên sông Nhật Tảo

D. Giết được chỉ huy Pháp Gác-ni-ê(F.Garnier) trong trận Cầu Giấy

icon-date
Xuất bản : 12/12/2021 - Cập nhật : 26/12/2021