logo

Đáp án cuộc thi “Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam” năm 2021


Đề số 1

Câu 1 : Những vùng đất trước đây đã có bom mìn phát nổ do đốt nương rẫy thì?

A. Đã hết bom mìn và đã an toàn.

B. Chưa hết bom mìn và chưa an toàn.

Câu 2 : Có thể chơi đùa, bơi lội trong những hố bom cũ do chiến tranh để lại?

A. Không được chơi đùa hoặc bơi lội vì rất nguy hiểm.

B. Có thể chơi đùa, bơi lội vì đã an toàn.

Câu 3 : Bom mìn có thể phát nổ trong những trường hợp nào sau đây?

A. Tác động mạnh như cưa, đục.

B. Va đập khi di chuyển.

C. Tất cả đều đúng.

Câu 4 : Bom mìn nằm sâu dưới ao, hồ, sông suối một thời gian dài và đã bị rỉ sét sẽ:

A. Chúng đã bị nước ngấm vào làm ướt nên không có gì nguy hiểm.

B. Rất nguy hiểm vì tính nhạy nổ của chúng không giảm theo thời gian.

C. Không nguy hiểm vì chúng sẽ không phát nổ.

Câu 5 : Các loại bom mìn và vật liệu chưa nổ đã cũ kỹ, rỉ sét có thể:

A. Chúng vẫn rất nguy hiểm, có thể gây chết người hoặc thương tật khi phát nổ vì tính nhạy nổ của bom, mìn không giảm đi theo thời gian.

B. Không gây nguy hiểm vì chúng đã hỏng và không thể phát nổ.

C. Không gây nguy hiểm cho con người. 


Đề số 2

Câu 1 : Khi nhìn thấy hành động cưa, đục, chơi đùa với bom mìn, vật liệu chưa nổ chúng ta cần phải làm gì?

A. Rủ thêm nhiều người tham gia vào những hành động đó.

B. Đứng gần hoặc đứng xa để xem.

C. Ngăn cản và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất.

Câu 2 : Cần làm gì khi phát hiện các vật nghi là bom mìn hoặc vật liệu chưa nổ?

A. Nhặt lên và đem báo ngay cho cơ quan chức năng.

B. Tránh xa, cảnh báo cho những người xung quanh biết để không lại gần và báo ngay cho người lớn biết

C. Không làm gì vì chúng không nguy hiểm.

Câu 3 : Đâu là hậu quả mà tai nạn bom mìn gây ra?

A. Đối với xã hội: mất đi nhân lực lao động.

B. Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình.

C. Đối với bản nhân người bị nạn: có thể chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần cho nạn nhân.

D. Tất cả đều đúng

Câu 4 : Nên làm gì khi thấy biển cảnh báo khu vực có bom mìn nguy hiểm?

A. Lại gần xem có những loại bom mìn gì.

B. Chơi cạnh biển báo miễn là không dẫm vào bom mìn, vật liệu chưa nổ.

C. Không lại gần và cảnh báo cho nhiều người biết khu vực nguy hiểm để tránh.

Câu 5 : Đặc điểm nhận dạng bom mìn và vật liệu chưa nổ:

A. Vỏ bom mìn và vật liệu chưa nổ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau (sắt, thép, gang, đồng, nhôm, nhựa, gỗ.v.v…).

B. Vỏ bom mìn và vật liệu chưa nổ có nhiều màu sắc khác nhau.

C. Vỏ bom mìn và vật liệu chưa nổ có hình dạng và kích thước khác nhau (dài, ngắn, tròn, dẹt, hình quả dứa, quả ổi, to, nhỏ.v.v…).

D. Tất cả đều đúng 


Đề số 3

Câu 1 : Những vùng đất trước đây đã có bom mìn phát nổ do đốt nương rẫy thì?

A. Rất nguy hiểm và chưa an toàn vì có thể vẫn còn bom mìn.

B. Đã hết bom mìn và đã an toàn.

Câu 2 : Hành động nào dưới đây là nguyên nhân gây nên tai nạn bom mìn?

A. Tác động trực tiếp bằng cơ học lên bom mìn và vật liệu chưa nổ như: cưa, đục, đá, ném, vận chuyển…

B. Các nguyên nhân khác như đốt lửa trên vùng đất còn nhiều bom mìn, chơi đùa ở những nơi có thể còn sót lại bom mìn, rà tìm và buôn bán phế liệu chiến tranh.

C. Đốt nóng bom mìn và vật liệu chưa nổ.

D. Tất cả đều đúng

Câu 3 : Những loại bom mìn và vật liệu chưa nổ đã bị rỉ sét do thời gian có thể:

A. Có thể phát nổ gây chết người hoặc gây thương tật suốt đời vì tính nhạy nổ của bom mìn không giảm đi theo thời gian.

B. Không phát nổ và không gây nguy hiểm.

C. Tùy từng loại, có thể nguy hiểm, có thể không nguy hiểm.

Câu 4 : Bom mìn có thể phát nổ trong những trường hợp nào sau đây?

A. Va đập khi di chuyển.

B. Tác động mạnh như đạp, ném, cưa, đục.

C. Tất cả đều đúng.

Câu 5 : Có thể tìm kiếm phế liệu là bom, mìn ở những vùng chiến sự cũ?

A. Có thể tìm kiếm phế liệu là bom, mìn ở những vùng chiến sự cũ vì chúng không gây nguy hiểm.

B. Không được tìm kiếm phế liệu ở những vùng chiến sự cũ vì bom, mìn có thể phát nổ bất cứ lúc nào. 

icon-date
Xuất bản : 06/04/2021 - Cập nhật : 13/04/2021