logo

Đạo lý làm người trong văn học dân gian

Văn học dân gian dạy ta rất nhiều điều phải. Từ những điều nhỏ nhặt như cách đối nhân xử thế bình thường đến những đạo lý sâu rộng. Chúng ta phải làm thế nào mới xứng đáng sống một cuộc đời, làm sao để phù hợp với những luân lý con người. Đó chính là những điều văn học thông qua để chỉ dẫn con người khi chưa có tri thức. Vậy đạo lý làm người trong văn học dân gian nói đến vấn đề gì? Cùng Toploigiai tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!


1. Khái niệm đạo lý

 Đạo lý hay nguyên lý đạo đức, luân thường đạo lý, đạo làm người là những quan điểm mang tính bao quát về lối sống, đạo đức, lẽ phải hay chân lý ở đời. Đạo lý làm người luôn lấy các đức tính sau đây làm khuôn vàng thước ngọc với 15 đức tính là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín (Ngũ thường), Trung, Hiếu, Để, Liêm, Sỉ, Trinh và Công, Dung, Ngôn, Hạnh (Tứ đức).

Biết được những câu nói đạo lý về cuộc sống, chúng ta sẽ trở thành những người có cuộc sống tốt đẹp hơn và duy trì được các mối quan hệ xã hội tuyệt vời hơn. Những câu đạo lý hay, những câu nói đạo lý ý nghĩa sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và trở nên tốt hơn mỗi ngày.

>>> Tham khảo: Hệ thống thể loại văn học dân gian


2. Những giá trị của văn học dân gian

a. Giá trị nhận thức:

TCDG là kho tri thức phong phú về đời sống các dân tộc đã đã cung cấp những hiểu biết về các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, trong đsxh và con người.

b. Giá trị giáo dục.

Những câu truyện cổ đã khơi dậy ở mỗi người tình yêu thương đối với con người, khơi dậy tinh thần đấu tranh để bảo vệ, giải phóng con người khỏi những áp bức, bất công, là niềm tin bất diệt của con người về chiến thắng của chính nghĩa và cái thiện.

c. Giá trị thẩm mĩ.

TCDG là những tác phẩm được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, được thêm bớt, sửa chữa, trau chuốt giọt giũa qua thời gian nên đã trở thành những tác phẩm mẫu mực về nghệ thuật.

Những câu truyện cổ đã giúp con người cảm nhận và rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, của con người và nghệ thuật


3. Đạo lý làm người trong văn học dân gian

Trong các truyện cổ dân gian, ta bắt gặp không ít những số phận nghiệt ngã, đau đớn. Những con người ấy hoàn toàn bị các thế lực xấu xa chi phối. Có những lúc, ta tưởng chừng như cuộc sống của họ đã lịm tắt trước sự bất công của xã hội phong kiến, trước cái tàn nhẫn, hiểm độc của không ít người đời. Không! Không thật sự mất hết hi vọng đâu! Vì nếu kết cục chỉ dừng lại như thế thì còn đâu là cái hay và sự đặc trưng muôn đời của văn chương? Từng tình tiết trong câu chuyện là một nốt nhạc nhỏ nhiệm mầu, đánh lên bài ca vĩ đại của tình yêu thương. Cuối cùng, chàng Thạch Sanh hiền lành, tốt bụng cũng được làm phò mã, sánh duyên cùng công chúa; cô Tấm nhân hậu, nết na cũng trở lại làm người, trở thành hoàng hậu và được nhà vua yêu thương rất mực.Ngược lại, những kẻ gian manh, độc ác, xấu xa phải gánh chịu hậu quả thích đáng với hành vi tội lỗi của mình. Chẳng phải tên Lí Thông gian ngoa, xảo trá đã bị Trời đánh chế, giáng làm bọ hung, suốt đời suốt kiếp phải chui rúc trong phân trong đất và mẹ con Cám cũng đã phải đền tội bằng cái chết tức tưởi đó sao?

đạo lý làm người trong văn học dân gian

“Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống như chung một giàn.”

Ý nghĩa duy nhất cần đạt được là chúng ta phải biết yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Dù không cùng chung huyết thống nhưng chúng ta đều mang trong tim sự sục sôi nhiệt huyết của dòng giống Lạc Hồng. Dù không cùng một tiếng nói nhưng lại cùng chung sống trên một đất nước, cùng một lịch sử văn hoá hào hùng với mấy ngàn năm văn hiến, cùng chung một kẻ thù là thiên tai, địch hoạ. Nhờ các bài học về tình thương, lòng nhân ái mà dân tộc Việt đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách của thời đại để tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay.

>>> Tham khảo: Văn học dân gian ra đời khi nào?


4. Những câu nói về đạo lý làm người hay

- Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng lại. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết đi thì lại khô cứng. Cho nên cứng rắn, cáu giận là biểu hiện của chết, mềm yếu, khiêm nhường là dấu hiệu của sống.

- Binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì lại bị chặt. Cứng mạnh thì phải ở dưới, mềm yếu lại được ở trên. Răng cứng thì chóng gãy, lưỡi mềm thì bền lâu

- Can đảm, cương cường thì chết, mạnh về không dám làm [thận trọng, nhu nhược] thì sống. Hai cái đó cùng là mạnh mẽ, mà một cái thì được lợi, một cái lại bị hại; ai mà biết được tại sao trời lại ghét cái quả cảm, cương cường?

- Danh dự với sinh mệnh, cái nào mới thật sự quý ? Người khôn ngoan không bao giờ vì trọng cái danh hão mà xem nhẹ tính mạng mình.

- Lời hứa dễ dàng thì khó tin, người nào cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên người hiểu đạo coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó.

- Trong tự nhiên, ngay cả những việc khó khăn nhất cũng có thể thực hiện theo cách dễ dàng, việc lớn thành tựu từ những hành động nhỏ hơn. Người khôn ngoan đạt những thành tựu vĩ đại là nhờ biết chia nhỏ hành động của mình.

-----------------------------------------

Vậy là trên đây, Toploigiai đã gửi đến các bạn ý nghĩa đạo lý làm người trong văn học dân gian. Chúc các bạn một ngày làm việc vui vẻ!

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 11/10/2022