logo

Dạng đột biến nào của nhiễm sắc thể làm giảm vật chất di truyền

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Dạng đột biến nào của nhiễm sắc thể làm giảm vật chất di truyền?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Nhiễm sắc thể là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Dạng đột biến nào của nhiễm sắc thể làm giảm vật chất di truyền?

A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

B. Đảo đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể.

C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Trả lời

Đáp án đúng: A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

Mất đoạn nhiễm sắc thể là dạng đột biến làm giảm vật chất di truyền


Kiến thức tham khảo về Nhiễm sắc thể


1. Nhiễm sắc thể là gì?

Trong nhân của mỗi tế bào, các phân tử ADN ở trong các cấu trúc gọi là nhiễm sắc thể. Mỗi nhiễm sắc thể được tạo nên từ chuỗi ADN cuộn chặt nhiều lần xung quanh các protein là histone, giúp giữ các cấu trúc của ADN.

Khi các tế bào không phân chia, chúng ta không thể nhìn thấy nhiễm sắc thể trong nhân tế bào cho dù soi dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, ADN trong nhiễm sắc thể trở nên cuộn chặt hơn trong quá trình phân bào và có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi. Đa phần những nghiên cứu về nhiễm sắc thể được biết đều thông qua việc quan sát nhiễm sắc thể trong lúc phân bào.

Mỗi nhiễm sắc thể có một điểm co thắt gọi là tâm động (centromere), tâm động chia nhiễm sắc thể thành 2 phần (hoặc 2 cánh). Cánh ngắn của nhiễm sắc thể được gọi là cánh p. Cánh dài của nhiễm sắc thể được gọi là cánh q. Vị trí của tâm động trên mỗi nhiễm sắc thể qui định hình dạng của nhiễm sắc thể, và được sử dụng để mô tả vị trí các gen một cách cụ thể.

  Dạng đột biến nào của nhiễm sắc thể làm giảm vật chất di truyền

2. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể

Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), nhiễm sắc thể (NST) tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống nhau vể hình thái, kích thước). Trong cặp NST tương đồng, một NST có nguồn gốc từ bố, một NST có nguồn gốc từ mẹ.

Do đó, các gen trên NST cũng tổn tại thành từng cặp tương ứng . Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, được kí hiệu là 2n NST Bộ NST trung giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu là n NST.

Ngoài ra, ở những loài đồng tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở một cặp NST giới tính được kí hiệu tương đồng là XX và XY.

  Dạng đột biến nào của nhiễm sắc thể làm giảm vật chất di truyền (ảnh 2)

Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng

Tùy theo mức độ duỗi và đóng xoắn mà chiều dài của NST khác nhau ở các kì của quá trình phân chia tế bào. Tại kì giữa, NST co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 đến 50 μm, đường kính từ 0,2 đến 2 μm (1 μm = 10-3 mm), đồng thời có hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc chữ V.


3. Phân loại nhiễm sắc thể

Hiện tại nhiễm sắc thể được chia làm hai loại là nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Hai loại nhiễm sắc thể này có đặc điểm giống và khác nhau như sau:

 

NST thường

NST giới tính

Giống nhau

- Điểm giống nhau lớn nhất chính là chúng đều được cấu tạo từ ADN và Protein. Mỗi loại đều mang tính đặc trưng riêng theo loài và tồn tại thành từng cặp. Ngoài ra chúng đều mang gen quy định tính trạng cơ thể. Đều xảy ra hiện tượng nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn và sắp xếp, phân li trong mỗi kì.

- Các khả năng đột biến đều có thể xảy ra trên cả hai loại nhiễm sắc thể.

Khác nhau Chúng có nhiều cặp hơn trong tế bào lưỡng bội và hoàn toàn là cặp tương đồng. Chúng không có khả năng quy định giới tính mà chỉ mang gen quy định các tính trạng thường. Đối với nhiễm sắc thể giới tính chúng chỉ có 1 cặp duy nhất trong tế bào lưỡng bội. Các cặp này có thể là tương đồng hoặc không tương đồng. Ở mỗi giới đực và cái cặp nhiễm sắc thể sẽ là khác nhau và chúng quy định các tính trạng về giới tính.
Trường hợp đột biến gen khi xảy ra trên nhiễm sắc thể thường sẽ có tính trạng chậm hơn. Trường hợp đột biến gen khi xảy ra trên nhiễm sắc thể giới tính kiểu hình sẽ được biểu hiện ngay và có thể di truyền tới các thế hệ sau.

Ở người và động vật có vú, nhiễm sắc thể giới tính ở con cái là XX, chúng có thể truyền lại một trong hai nhiễm sắc thể X, và con đực là XY chúng có thể truyền lại hoặc là X hoặc là Y.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nếu là nữ hoặc con cái thì cần phải nhận một nhiễm sắc thể X từ cả hai bố mẹ, trong khi đó để là nam hoặc con đực thì phải nhận một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể Y từ cha. Do vậy tinh trùng của người đàn ông chính là thứ quyết định giới tính của con đối với con người.


4. Chức năng của nhiễm sắc thể

- Điều hòa hoạt động của gen thông qua hoạt động cuộn xoắn và tháo xoắn nhiễm sắc thể chỉ được thực hiện được khi nhiễm sắc thể tháo xoắn trở thành ADN dạng mạch thẳng.

- Truyền đạt thông tin di truyền: thông tin di truyền trên nhiễm sắc thể được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể thông qua quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

- Bảo quản thông tin di truyền: thông tin trên nhiễm sắc thể được bảo quản nhờ cấu trúc đặc biệt của nhiễm sắc thể.

- Lưu trữ thông tin di truyền: nhiễm sắc thể mang gen chứa thông tin di truyền, mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên nhiễm sắc thể. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể được di truyền cùng nhau

icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022