Đột biến gen là những thay đổi vĩnh viễn trong trình tự ADN tạo nên gen mới, sao cho đoạn trình tự này khác so với đoạn trình tự mà phần đông mọi người có. Dạng đột biến có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp là thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
A. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
B. Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.
C. Thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
D. Thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
Dạng đột biến có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp là thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
>>> Xem thêm: Trình tự sắp xếp đặc thù của các axít amin trong chuỗi pôlipeptít tạo nên prôtêin có cấu trúc?
Đột biến gen là sự thay đổi vĩnh viễn trong trình tự DNA tạo nên một gen, khiến cho trình tự này khác với những gì được tìm thấy ở hầu hết mọi người. Mức độ đột biến có thể ảnh hưởng đến bất cứ đâu từ khối cấu tạo DNA đơn lẻ (cặp cơ sở) đến một đoạn lớn của nhiễm sắc thể bao gồm nhiều gen.
Trong các hệ thống sinh học có khả năng sinh sản, trước tiên chúng ta phải tập trung vào việc chúng có khả năng di truyền hay không. Cụ thể, một số đột biến chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mang gen đột biến, trong khi những đột biến khác ảnh hưởng đến tất cả các đời con, cháu của cá nhân mang gen đột biến.
Trong các dạng đột biến gen, dạng đột biến thay thế 1 cặp nucleotit gây hậu quả ít nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp.
+ Nếu thay thế nucleotit ở vị trí thứ 3 trong bộ ba, bộ ba ban đầu và bộ ba sau đột biến cùng mã hóa cho 1 axit amin thì sẽ không ảnh hưởng đến cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp.
+ Nếu thay thế nucleotit mà bộ ba sau khi thay thế và bộ ba ban đầu mã hóa cho 2 axit amin khác nhau thì chouoix polipeptit do gen đó tổng hợp sẽ bị thay đổi chỉ 1 axit amin.
=>Vậy nên, dạng đột biến có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp là thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
Câu 1: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
A. Vi khuẩn
B. động vật nguyên sinh
C. 5BU
D. virut hecpet
Đáp án đúng: D. virut hecpet
Câu 2: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác? (Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho asparagin)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án đúng: B. 2
Câu 3 Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa A hiếm (A ) là T-A , sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp
A. T-A
B. A-T
C. G-X
D. X-G
Đáp án đúng: D. X-G
Câu 4: Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng tiền đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến phải qua
A. 1 lần nhân đôi.
B. 2 lần nhân đôi.
C. 3 lần nhân đôi.
D. 4 lần nhân đôi.
Đáp án đúng: B. 2 lần nhân đôi.
Câu 5: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây
A. Biến đổi cặp G-X thành cặp A-T
B. Biến đổi cặp G-X thành cặp X-G
C. Biến đổi cặp G-X thành cặp T-A
D. Biến đổi cặp G-X thành cặp A-U
Đáp án đúng: A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T
-----------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Dạng đột biến có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp là gì? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.