logo

Dàn ý thuyết minh về Hội An lớp 8

Hướng dẫn Lập Dàn ý thuyết minh về Hội An lớp 8 ngắn gọn nhất. Văn mẫu lớp 8 Dàn ý thuyết minh về Hội An hay, chi tiết.


Dàn ý thuyết minh về Hội An - Mẫu số 1

I. Mở bài: giới thiệu chủ đề thuyết minh: danh lam thắng cảnh phố cổ Hội An – Quảng Nam

– Đất nước Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh, khách du lịch yêu thích như có Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Nha Trang,…

– Phố cổ Hội An địa điểm miền trung được nhiều du khách nước ngoài thăm quan và sinh sống.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc lịch sử

– Hội An hình thành từ cách đây hơn 2000 năm.

– Thế kỉ 16-17, Hội An trở nên phát triển sầm uất nhờ cảng buôn bán phần lớn là do người Hoa và người Nhật giao thương.

– Năm 2006 Hội An là đô thị loại 3.

– Năm 2008, Thị xã Hội An thành thành phố Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam.

2. Làng nghề truyền thống:

– Làng Kim Bồng nổi tiếng nghề mộc.

– Làng Thanh Hà với nghề gốm.

– Làng Trà Quế chuyên trồng rau.

– Làng Phước Kiều nổi tiếng với nghề đúc đồng.

3. Các địa điểm tham quan

– Chùa Cầu Hội An

– Nhà Cổ Tấn Ký.

– Biển Cửa Đại.

– Bảo tàng gốm sứ mậu dịch

– Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

4. Ẩm thực

– Cao Lầu

– Mỳ Quảng

– Bánh bao, bánh vạc

– Mì Quảng

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh Hội An.

– Địa điểm du lịch hấp dẫn với món ăn ngon và nhiều di tích.

– Em sẽ quay trở lại thăm Hội An trong lần du lịch tiếp theo.


Dàn ý thuyết minh về Hội An - Mẫu số 2

I. Mở bài: giới thiệu danh lam thắng cảnh

Việt Nam của chúng ta nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. các địa điểm du lịch nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Nha Trang, Phú Quốc,…. Một nơi du lịch hấp dẫn và thú vị mà chúng ta không thể bỏ qua là Hội An, thành phố được biết đến với vẻ cổ kính và bí ẩn. Đây là một địa điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch bởi sự cổ kính và có chút hiện đại. chúng ta cùng tìm hiểu về Hội An.

II. Thân bài: thuyết minh về danh lam thắng cảnh

1. Nguồn gốc lịch sử về Hội An:

– Nhiều nghiên cứu cho thấy Hội An đã được hình thành và có cách đây 2000 năm

– Đến khoảng thế kỉ 15 thì cư dân Đại Việt đã sinh sống ở đây

– Cuối thế kỉ 16-17, kinh tế Hội An phát triển do người Hoa và người Nhật đến đây sinh sống

– Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định công nhận Hội An là đô thị loại 3.

– Năm 2008, Chính phủ ban hành chuyển thị xã Hội An thành thành phố Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam

2. Các làng nghề truyền thống:

– Làng mộc Kim Bồng

– Làng gốm Thanh Hà

– Làng rau Trà Quế

– Làng đúc đồng Phước Kiều

3. Các địa điểm tham quan di tích lịch sử:

– Bảo tàng lịch sử văn hóa

– Bảo tàng gốm sứ mậu dịch

– Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

4. Ẩm thực của hội an:

– Cao Lầu

– Mỳ Quảng

– bánh xèo chiên giòn

– bánh “hoa hồng trắng”

III. kết bài: nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh

– đây là một nơi du lịch hấp dẫn và thú vị

– Em sẽ đến đây vào dịp không xa


Dàn ý thuyết minh về Hội An - Mẫu số 2

1. Mở bài

Giới thiệu và nêu cảm nhận chung của bản thân về Phố cổ Hội An.

2. Thân bài

a. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành của Phố cổ Hội An

- Vị trí địa lý: Nằm ở hạ nguồn của dòng sông Thu Bồn, nằm cách xa thành phố Đà Nẵng khoảng 30 ki-lô-mét về phía Nam

- Lịch sử hình thành và phát triển:

+ Thế kỷ 17 và 18, Phố cổ Hội An là một trong số những trung tâm buôn bán sầm uất nhất cả nước.

+ Trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi đây may mắn không bị chiến tranh tàn phá.

+ Thế kỉ 20, không phải chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa.

+ Từ năm 1980, các học giả cũng như du khách trong và ngoài nước chú ý đến những nét đẹp của kiến trúc, văn hóa ở Phố cổ Hội An, dần dần, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở nước ta.

b. Giới thiệu những nét đặc sắc của Phố cổ Hội An

- Phố cổ Hội An có những công trình kiến trúc, những địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn và thú vị:

+ Phố cổ Hội An là nơi có những mái rêu phong cũ kỹ và cổ kính, những ngôi nhà gỗ từ xa xưa và đặc biệt là những chiếc đèn hoa đăng trên những cây cao và cả ở mỗi ngôi nhà.

+ Phố cổ Hội An nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp với kiến trúc độc đáo: chùa Cầu, hội quán, các nhà thờ tộc, những ngôi đền miếu,...

- Ẩm thực:

+ Cao lầu

+ Mì Quảng

+ Bánh bao và bánh vạc

- Lễ hội và các trò chơi dân gian

+ Phố cổ Hội An vẫn còn được lưu giữ được nhiều lễ hội truyền thống từ xưa, đó chính là lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm những vị tổ sư trong các ngành nghề, lễ hội kỷ niệm các bậc thánh nhân, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo và có lẽ đặc biệt hơn cả lễ hội đêm rằm phố cổ.

+ Các trò chơi dân gian: đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, thi đấu cờ tướng và nhất là thả đèn hoa đăng.

c. Ý nghĩa và những giá trị văn hóa, lịch sử của Phố cổ Hội An

- Trước thế kỉ 20, nơi đây là một trong số những địa điểm buôn bán sầm uất nhất cả nước.

- Ngày nay, Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng triệu hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước về thăm.

- Phố cổ Hội An còn là nguồn cảm hứng cho thi ca, nhạc họa.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của em về Phố cổ Hội An.


Thuyết minh về Hội An - Bài mẫu

      Hội An Phố Cổ giản dị và cổ kính đúng như tên gọi. Hội An không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn nhiều du khách thế giới đặc biệt là khách châu Á.

      Phố cổ Hội An đô thị cổ vị trí ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Hội An không quá rộng nhưng nằm tại vị trí thuận lợi, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km đi theo phía Nam. Thế kỷ 17 và 18 Hội An từng là một thương cảng quốc tế nhộn nhịp và sầm uất, nơi giao thương với nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

      Chùa Cầu:

      Chùa Cầu công trình di tích của Hội An nhắc đến Hội An hình ảnh  Chùa Cầu luôn thân thuộc và đây còn là di sản hơn 400 tuổi.

      Chùa Cầu do người Nhật xây dựng khi người Nhật đến đây giao thương buôn bán. Kiến trúc của chiếc cầu này có nhiều điểm chú ý, bến dưới có gạch nhô lên cao và phía trên có sàn gỗ, chiếc cầu bắt qua không đơn thuần mà phía trên có một mái nhà che lợp ngói âm dương.

      Bên trong miếu thờ vị thần Đạo Giáo tên là Huyền Thiên Trấn Vũ hay còn có tên gọi là Chân Võ Đại Đế . Vị thần này được nhiều người đánh giá là vị thần tối cao ở trong Đạo Giáo. Vì miếu thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ nên người qua cầu thấy chiếc cầu có miếu từ đó sinh ra tên gọi là Chùa Cầu. Còn ngày xưa Chúa Nguyễn đặt tên là Lai Viễn Kiều hay Cầu Nhật Bản.

      Ẩm thực đường phố:

      Món ăn ở Hội An phong phú và có điểm đặc trưng riêng. Ngồi ven con sông Thu Bồn thơ mộng , thả hoa đăng, chèo thuyền mà còn ăn các món ăn dân dã như bánh đập, Cao Lầu…Trong đó Cao lầu món ăn góp phần làm nên hồn ẩm thực của phố cổ.

      Cao Lầu sở hữu hương vị đậm đà nước dùng, đậu phộng mang lại vị béo, vị ngọt từ thịt ,tôm và rau ăn kèm. Dù nhiều người cho rằng món ăn này tương tự như mì quảng nhưng cao lầu có công thức chế biến công phu và tốn nhiều thời gian hơn.

      Cơm gà Phố Hội : người Hội An chế biến ra món cơm gà rất ngon và được đặt tên là: Cơm gà phố Hội. Cơm gà phố Hội thường được dùng chung với hành tây, đu đủ chua, rau thơm kèm theo chén súp trộn các bộ phận của gà như tim, gan, cật.

      Nhà Cổ Tấn Ký: Nhà cổ có tuổi đời hơn 200 năm và được công nhận là di sản quốc gia năm 1965. Nhà cổ có sự kết hợp của 3 kiến trúc từ các nước như Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản. Ở giữa là kiến trúc Nhật Bản, mái nhà hiên vòm cong trên lồng đèn là kiến trúc từ nước Trung Hoa, mái ngói âm dương trên tầng thứ 2 kiến trúc của Việt Nam. Hầu hết các nhà cổ ở đây đều có dạng hình ống, nhà dài, đặc điểm chung không có cửa sổ hai bên, chỉ mở sân trời giúp tạo sự thông thoáng cho gió, không khí vào trong ngôi nhà.

icon-date
Xuất bản : 09/04/2021 - Cập nhật : 09/04/2021