logo

Dàn ý Tả cây thước em đang dùng lớp 2 ngắn gọn nhất

Một trong những vấn đề then chốt để làm nên những bài văn hay đó là trước khi làm bài các em cần lập dàn ý cho bài viết đó. Với Dàn ý Tả cây thước em đang dùng lớp 2 ngắn gọn nhất cực hay dưới đây hy vọng sẽ là một trong những gợi ý giúp các em hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất! Mời các bạn cùng tham khảo nhé!


Dàn ý tả cây thước kẻ - Mẫu số 1

1. Mở bài

- Giới thiệu về chiếc thước mà em muốn tả. Gợi ý:

Chiếc thước kẻ đó em được tặng (mua cho) nhân dịp nào?

Trong quá trình sử dụng, em cảm thấy như thế nào về chiếc thước kẻ ấy?

2. Thân bài

- Miêu tả khái quát chiếc thước kẻ:

  • Thước được làm bằng chất liệu gì? Cảm giác khi cầm, chạm, sờ vào như thế nào?
  • Thước có hình gì? Chiều dài, chiều rộng, bề dày là bao nhiêu?
  • Màu sắc chủ đạo của thước là gì? Đó có phải là màu mà em yêu thích không?

- Miêu tả chi tiết chiếc thước kẻ:

  • Các vạch chia độ dài của thước màu gì? Được đánh dấu như thế nào?
  • Phần họa tiết trang trí của thước gồm những gì? Màu sắc, kiểu dáng ra sao? Em có thích những họa tiết đấy không?

- Công dụng của thước: Em dùng thước để làm gì?

3. Kết bài

- Em đã làm gì để bảo vệ chiếc thước luôn sạch sẽ và mới

- Tình cảm của em dành cho chiếc thước


Dàn ý tả cây thước kẻ - Mẫu số 2

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về chiếc thước:

Ai là người đã tặng/mua chiếc thước kẻ đó cho em? Nhân dịp gì?

Em có thích và nâng niu chiếc thước kẻ ấy không?

2. Thân bài

- Miêu tả chiếc thước:

  • Chất liệu của chiếc thước là gì? Đặc điểm cơ bản của chất liệu đó (cứng, mềm, dẻo…)
  • Màu sắc của chiếc thước đó là gì? Em có yêu thích màu đó không?
  • Chiếc thước có kích thước bao nhiêu? (dài, rộng, bề dày)
  • Các họa tiết trang trí, hình vẽ, tên hãng sản xuất… trên chiếc thước

- Những kỉ niệm của em cùng chiếc thước kẻ:

  • Hằng ngày, em sử dụng chiếc thước kẻ khi nào? Với mục đích gì?
  • Chiếc thước kẻ đã có cùng em một kỉ niệm đặc biệt nào?

3. Kết bài

- Tình cảm của em dành cho chiếc thước kẻ

- Quyết tâm học tập thật tốt của em cùng chiếc thước


Dàn ý tả cây thước kẻ - Mẫu số 3

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về chiếc thước:

  • Chiếc thước đó được ai mua hoặc tặng, nhân dịp nào?
  • Chiếc thước đó đã được sử dụng bao lâu rồi?

2. Thân bài

- Miêu tả khái quát chiếc thước kẻ:

  • Đó là kiểu thước gì? (thước cứng, thước dẻo, thước đôi…)
  • Độ dài, hình dáng, kích thước của chiếc thước
  • Chất liệu, độ bền của chiếc thước

- Miêu tả chi tiết chiếc thước kẻ:

  • Vết đánh dấu, chia độ dài của thước
  • Những họa tiết, hình vẽ trang trí trên thước
  • Tên thước, nhà sản xuất

- Cách sử dụng, công dụng của chiếc thước

  • Trong học tập (kẻ hình, gạch bài, gạch chân từ quan trọng…)
  • Trong vui chơi (xếp hình, gõ nhạc…)

- Kỉ niệm của em với chiếc thước kẻ (ví dụ: trong giờ kiểm tra, trong một lần làm toán…)

3. Kết bài

- Tình cảm của em dành cho chiếc thước kẻ

- Những quyết tâm trong học tập cùng chiếc thước trong tương lai


Dàn ý tả cây thước kẻ - Mẫu số 4

Để làm được bài này, các em cần chú ý:

  • Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề.
  • Nhớ lại dàn bài chung của một bài văn miêu tả đồ vật.
  • Quan sát kĩ cái thước em định tả.

1. Mở bài

- Giới thiệu về cái thước.

  • Ai mua hoặc ai tặng? (bạn em tặng)
  • Mua hoặc tặng vào dịp nào? (bạn theo gia đình chuyển đến nơi ở mới).

2. Thân bài

- Tả bao quát cái thước:

  • Hình dáng: chiều dài? Chiều ngang? (chiều dài 20 cm, chiều ngang mỗi cạnh là l cm).

- Tả chi tiết:

  • Màu sắc của từng mặt thước: (bốn mặt thước được sơn bốn màu khác nhau).
  • Mặt thước trang trí như thế nào? (vạch kẻ đều nhau đánh dấu từng cm).

3. Kết bài

- Em giữ gìn thước kẻ cẩn thận vì đó là món quà kỉ niệm của bạn.

- Em coi thước kẻ như người bạn thân thiết.


Bài văn tả cây thước kẻ của em - Bài mẫu 1

      Để có được những đường thẳng, những hình vẽ vuông vắn không thể thiếu chiếc thước kẻ.

      Chiếc thước kẻ là một trong những đồ dùng học tập hữu ích mà ai là học sinh cũng cần sử dụng đến. Chiếc thước kẻ rất dễ dàng tìm thấy ở những cửa hàng tạp hóa. Cái mà em đang dùng cũng được mua ở tiệm tạp hóa gần nhà. Nó được bảo quản trong một chiếc túi nilon màu cam vừa khít. Chiếc túi có ghi các thông số kĩ thuật và hãng sản xuất của chiếc thước. Lấy thước ra khỏi chiếc túi rất dễ dàng, chỉ cần nghiêng nhẹ là thước tự trôi ra. Chiếc thước không có đặc điểm nào quá nổi bật. Nó được làm bằng nhựa cứng và trong suốt. Thước được làm có dạng hình hộp chữ nhật, dẹt, dài chừng 22 cm, và dày khoảng 3mm. Mặt trước của thước trơn nhẵn, trong. Bởi đặc tính này mà thước rất dễ bị xước trong quá trình vận chuyển. Mặt sau của thước được in dập nổi các kích thước để đo đạc. Từ số 1 đến số 20 được đánh dấu và mỗi một vạch nhỏ làm 1 mm. Chiếc thước này phù hợp với học sinh như em để kẻ cũng như vẽ hình lên trang giấy trắng nhỏ của mình. Nhờ có chiếc thước kẻ mà em có những đường kẻ đẹp, những hình vẽ đẹp.

      Ngày ngày đến trường, em đều sử dụng đến chiếc thước kẻ của mình. Nó luôn song hành cùng em trong từng trang vở, từng bài thi. Chiếc thước đã thực sự trở thành người bạn thân thiết của em.


Bài văn tả cây thước kẻ của em - Bài mẫu 2

      Một trong những đồ dùng thiết yếu của em chính là cây thước kẻ. Đúng như tên gọi của nó, nó có tác dụng để đo đạc và kẻ những đường thẳng nhất định.

      Khác với những cây thước kẻ thông thường, cây thước kẻ của em khá đặc biệt. Nó có màu xanh nhạt, được chia làm hai nửa ghép với nhau bởi một trục xoay. Theo trục xoay đó, thước có thể dài ra và ngắn lạ tùy mục đích sử dụng. Cả cây thước dài khoảng 22cm, rộng khoảng 3,5cm. Khi gập lại, thước chỉ còn 11 cm và rộng đến 7cm. Ngoài cấu tạo dẹt mỏng và có in các kích thước thì trên mặt thước còn được thiết kế khá khác lạ. Nó được in hình các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh dễ thương. Ngoài ra, nó còn được dập những hình ngũ giác và tứ giác cơ bản. Những hình này được khắc và để thủng trên mặt thước ngay dưới phần in số. Những hình này làm cho chiếc thước trở nên sống động và độc đáo hơn. Đặc điểm này khiến chiếc thước không liền một khối bởi vậy, nó rất dễ bị gãy khi bị bẻ con hoặc va đập mạnh. Vì thế em rất cẩn thận trong việc bảo quản nó để có thể sử dụng được lâu hơn.

      Chiếc thước này đã cùng em học tập suốt cả một khoảng thời gian dài, em đã quen dần với nó, coi như người bạn tri kỷ. Quả thực, nhờ có cây thước này mà em đã có những trang vở đẹp như mình mong muốn.

---/---

Trên đây là Dàn ý Tả cây thước em đang dùng lớp 2 ngắn gọn nhất do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 21/05/2021 - Cập nhật : 21/05/2021