logo

Dàn ý Phân tích Vịnh khoa thi hương


Dàn ý Phân tích Vịnh khoa thi hương

Dàn ý Phân tích Vịnh khoa thi hương | Văn mẫu 11 hay nhất


Mở bài Phân tích Vịnh khoa thi hương

Với Trần Tế Xương, ông triệt để khai thác đề tài thi cử, những điều mắt thấy tai nghe, chủ yếu là những việc liên quan đến lề lối, cung cách thi cử, lối thi cũ cũng như khi đổi sang lối thi mới, cả người đỗ đạt cũng như người hỏng thi. Đọc bài thơ Vịnh khoa thi hương ta càng thấm thía hơn tấm lòng kẻ sĩ được thể hiện đầy chân thực, rõ nét.


Thân bài Phân tích Vịnh khoa thi hương

* Hai câu đề:

"Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà".

+ Câu thơ đặt vấn đề khi nhà nước mở khoa thi theo lối mới và thay đổi cách thức tổ chức thi cử.

→ Trong con mắt nhà thơ thì mọi vấn đề liên quan đến thi cử đều có thể bị biến dạng trong mối quan hệ giữa “danh” và “thực”.

* Hai câu thực:

"Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa".

+ Hình thức: đảo ngữ, đặt tính từ “Lôi thôi…” → nhân vật sĩ tử “vai đeo lọ” bỗng trở thành kẻ nhếch nhác, luộm thuộm, được chăng hay chớ. Tiếp theo, việc đảo tính từ đồng thời là từ láy “Ậm ọe…” lên trước cũng biếm họa ông quan coi thi “miệng thét loa” thành người ngu ngơ, ấm ớ, dớ dẩn.

Hai câu thơ giới thiệu hai kiểu nhân vật vốn là chủ nhân nơi trường thi nhưng bị biếm họa thành hình ảnh những người thô kệch, thiếu tư cách, không phù hợp với khung cảnh thi cử. Ở đây, kiểu nhân vật sĩ tử và quan trường từ muôn năm xưa vốn được coi trọng mà nay mất thiêng, hóa thành loại người nhếch nhác, láo nháo, đáng bị chê cười.

Tác giả chỉ tập trung khai thác, tô đậm, biếm họa ngay cả những hành động, việc làm nghiêm chỉnh của họ nơi trường thi.

* Hai câu luận:

"Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra".

+  Sự hiện diện của hai kiểu nhân vật “quan sứ” và “mụ đầm” chính là một sự thay đổi cơ bản khiến cho hoạt cảnh trường thi càng thêm phần xa lạ, phản cảm. 

→ Hai kiểu nhân vật này đại diện cho một thời đại mới, một chế độ mới, một thế lực và một nền giáo dục mới mẻ.

→ Cách gọi “quan sứ” đăng đối với “mụ đầm”  hàm chứa sự giễu cợt, châm biếm mát mẻ và thái độ xa lánh, coi thường…

Trần Tế Xương đã đứng trên lập trường đạo đức và thậm chí là một chiều khi quy kết, châm biếm cả những phương diện thuộc về cải cách thi cử và tiến bộ xã hội. 

* Hai câu kết:

"Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà".

+ Câu hỏi đặt cho nhân tài đất Bắc “nào ai đó” góp phần tô đậm, nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm kẻ sĩ trước hiện tình đất nước.
+ Tác giả đặt ra câu hỏi nhưng ngay trong đó đã sẵn có câu trả lời à Câu thơ bình dị mà đa nghĩa, khơi gợi ý thức trách nhiệm của mọi người.

Có thể nói hai câu kết đã nâng tầm tư tưởng của bài thơ, gián tiếp đưa ra câu hỏi cho tất cả các sĩ tử, quan trường và nhân tài đất Bắc với bên kia là những quan sứ, mụ đầm cùng xuất hiện trong hoạt cảnh thi cử nhố nhăng thời thực dân nửa phong kiến.

Có thể thấy thủ pháp châm biếm, "hí họa" trong bút pháp trào phúng của Trần Tế Xương đã làm nên mối quan hệ hai chiều: trào phúng gắn quyện với trữ tình, vẽ nên hoạt cảnh thi cử bi hài và lên tiếng thức tỉnh lương tâm người trí thức trước thực trạng xã hội đương thời.


Kết bài Phân tích Vịnh khoa thi hương

Vịnh Khoa thi Hương thể hiện tấm lòng tha thiết tình đời của nhà thơ trào phúng Tú Xương. Sống trong hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX, biết trọng danh dự, biết đau xót trước hiện thực dân tộc như Tú Xướng là một thái độ rất đáng trân trọng. Những nhà Nho như Tú Xương không đủ sức, đủ điều kiện để đứng lên cầm súng chống giặc, cải tạo đất nước nhưng họ đã dùng ngòi bút để thể hiện tấm lòng mình với dân tộc và đánh thức ý thức dân tộc trong mỗi người Việt Nam. Những nhà thơ như Tú Xương đã góp phần làm nên sức mạnh Việt Nam.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021