logo

Dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Từ ấy

Nhắc đến Tố Hữu, người ta nhắc đến một người hoạt động cách mạng sôi nổi đã hiến tuổi xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thân yêu và đồng thời cũng là một nhà thơ xuất sắc. Từ ấy là bài thơ đánh dấu khoảnh khắc mà nhà thơ được giác ngộ ánh sáng của Đảng, chỉ qua 4 câu thơ cuối cùng thôi, ta cũng đủ thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với dân tộc Việt Nam. Dưới đây là dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Từ ấy giúp các bạn học sinh tham khảo trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, chúc các bạn học tốt!


Dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Từ ấy chi tiết

Dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Từ ấy (ngắn gọn, hay nhất)

I. Mở bài: 

  • Giới thiệu tác giả Tố Hữu và đoạn trích:

Nhắc đến văn chương Cách Mạng nếu không nói tới cây bút tài năng Tố Hữu quả là thiếu sót lớn. Ông vừa là một người chiến sĩ cách mạng tài giỏi, một người nghệ sĩ tài hoa. Đi tiên phong trong nền văn học Cách mạng Việt Nam, Tố Hữu đã ghi đậm dấu ấn tên tuổi của mình bằng một loạt các thi phẩm độc đáo, trong đó phải kể đến bài thơ "Từ ấy". Và khổ thơ cuối của bài thơ được đánh giá là một trong những khổ thơ đọng lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng bạn đọc.

II. Thân bài:

1. Nội dung khổ thơ:

  • Đại từ nhân xưng "tôi" vang lên một cách đầy kiên định và thiết tha. Không còn là “ta” như thơ ca xưa. Thơ ca cách mạng nói chung và thơ ca Tố Hữu nói riêng đã mang trong mình tiếng nói tình cảm cá nhân. Cái tôi đã được khẳng định và cảm xúc cá nhân đã được thăng hoa.
  • Nhà thơ nhận mình là "con", là "em", là "anh", đều là những cách xưng hô thân thương trong những gia đình Việt Nam muôn đời, không chỉ thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân thiết mà còn thể hiện tình cảm thuận hoà, giản dị và ấm lòng
  • “ Vạn nhà” ở đây không chỉ là xứ Huế mộng mơ, đằm thắm mà là mọi mảnh đất trên dải đất hình chữ S thân yêu. Không chỉ là con của những vị phụ mẫu đã có công sinh thành, thi sĩ tự nhận mình là con của mọi gia đình Việt Nam, của mọi người cha già cần lao, của bao người mẹ anh hùng
  • Nhắc đến "kiếp phôi pha” là nhắc tới quá khứ cha ông đã cống hiến hết mình. Nhận làm “em” là tác giả muốn nói mình tiếp bước cha ông, theo gương những đàn anh đã anh dũng hi sinh, tiếp đón hào khí tinh thần chiến đấu đoàn kết của họ, nối tiếp trang sử đầy khổ đau mà cũng đầy hào hùng
  • Hình ảnh "vạn đầu em nhỏ" chỉ số lượng nhiều những em bé mồ côi, cơ nhỡ. "Không áo cơm, cù bất cù bơ" là câu thành nhữ dân gian chỉ những em bé lang thang, vất vưởng, không nơi nương tựa, đói rét trong xã hội.  Chính chiến tranh, chính sự tàn ác của quân ngoại xâm tàn ác là nguyên nhân trực tiếp cho bao trẻ thơ. Không chỉ mất mẹ, mất cha, mất nhà, mất nước, những gì chúng nhận lại được chỉ là nỗi bất hạnh cực cùng của cái cảnh cơm chẳng đủ no, áo không đủ ấm
  • Nhà thơ coi mình như người nhà, là gia đình của biết bao kiếp người ấy
  • Tiếng thơ cất lên giản dị nhưng thấm đượm tình người, tình yêu thương mà tác giả dành cho mỗi mảnh đời, mỗi con người dù đã xa, dù ngay trước mắt của dân tộc Việt Nam
  • Rõ ràng, trong chiến tranh, những người lính sẵn sàng đi xa gia đình của chính mình để bảo vệ Tổ Quốc, họ được cả dân tộc đón chào, chở che, và yêu thương như cả một gia đình lớn. Mỗi đứa trẻ có biết bao người anh trai, người chị gái anh dũng kiên cường, mỗi thanh niên lại có hàng trăm, hàng triệu đồng chí cùng đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử. Và mỗi người mẹ già, cha già lại đón về vòng tay hàng vạn đứa con
  • Không chỉ thế, cất lên tiếng nói của tình yêu, của sự gắn bó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo một cách sâu sắc sự độc tài, tàn ác của thế lực xâm lược quê hương. Chính những kẻ vô nhân tính ấy đã giẫm đạp lên xương máu của bao kiếp cần lao, trên mạng sống của cả một dân tộc, cướp đi quyền lợi tối thiểu của những đứa trẻ.
  • Đau thương càng hiện rõ, tấm lòng của con người với con người càng ấm nồng, càng khăng khít, làm nên một dân tộc bất khuất, kiên cường.

2. Nghệ thuật của khổ thơ:

  • Biện pháp điệp cấu trúc "Là ...của vạn..."  kết hợp với các đại từ xưng hô "con", "em", "anh"
  • khẳng định mối quan hệ gắn bó, đoàn kết của người lính với cả dân tộc
  • Giọng thơ mộc mạc mà thân thương, trầm lắng, khơi gợi lên tất cả những tâm tư, tấm lòng trong thẳm sâu trái tim người nghệ sĩ
  • Ngôn ngữ thơ quen thuộc giản dị, gắn liền với đời sống của nhân dân ta

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ:

Chỉ với bốn câu thơ mộc mạc, bình dị, lời thơ thiết tha, Tố Hữu đã cất lên tiếng lòng sâu lắng, gợi lên trong trái tim biết bao thế hệ bạn đọc về một quãng đường đầy chị gái mà nồng cháy tình người trong lịch sử dân tộc. Như thay lời cho cả một thế hệ đã đi xa, và ngay cả những người con đất Việt ngày nay khổ thơ đã vang lên đầy thấm thía sự trân trọng biết ơn giá trị sống tốt đẹp, truyền thống đoàn kết quý báu muôn đời.


Dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Từ ấy ngắn gọn

I. Mở bài: giới thiệu khổ 3 bài thơ Từ ấy- Tố Hữu

Ví dụ:

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, ông có những tác phẩm thơ nổi tiếng như Việt Bắc (1947-1954),Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những tác phẩm nổi tiếng là bài thơ Từ ấy. Bài thơ Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đông thời là một chân lí sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 3 của bài thơ thể hiện sự chuyển biến tâm lí sâu sắc của tác giả. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 3 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.

II. Thân bài: phân tích khổ 3 bài thơ Từ ấy- Tố Hữu

1. Hai câu thơ đầu: Tôi đã là con của vạn nhà, Là em của vạn kiếp phôi pha

  • Tác giả đã khẳng định sự hòa hợp giữa con người với con người
  • Lí tưởng của đảng đã khai sáng tâm hồn con người
  • Tâm hồn được khai sáng, được nuôi dưỡng bởi lí tưởng

2. Hai câu thơ sau: “Là anh của vạn đầu em nhỏ, Không áo cơm, cù bất cù bơ”

  • Tác giả là những người mòn mỏi, gian khổ
  • Say mê hoạt động cách mạng
  • Tha thiết cống hiến đời mình
  • Muốn giúp nước giải phóng dân dân tộc, giải phóng đất nước

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về khổ 3 bài thơ Từ ấy

Ví dụ:

Khổ 3 bài thơ Từ ấy đã nói lên được tầm quan trọng của lí tưởng cao đẹp của tác giả đồng thời nói lên tình yêu quê hương, đất nước.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “phân tích khổ 3 bài thơ Từ ấy- Tố Hữu” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

---/---

Trên đây là Dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Từ ấy do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 13/03/2021 - Cập nhật : 19/03/2021