logo

Phân tích hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông học sinh giỏi

“Ai đã đặt tên cho dòng sông này” là bài bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về dòng sông trữ tĩnh, thơ mộng của Huế. Trong bài viết này Toploigiai sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách Phân tích hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông học sinh giỏi hay và chính xác nhất. 


1. Dàn ý phân tích hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông học sinh giỏi

Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. 

- Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ gặp ở đó dòng sông Hương với vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình.

Thân bài

- "Vẻ đẹp nữ tính" : Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ (như: xinh đẹp, dịu dàng, mềm mại, kín đáo...)

- "rất mực đa tình" : Rất giàu tình cảm.

=> Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương trong sự miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

a, Vẻ đẹp nữ tính

- Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. Khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở  với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.

- Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng. Khi là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Khi được ví như là Kiều, rất Kiều. Khi là người con gái Huế với sắc màu áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng.

=> Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phần mãnh liệt... 

b, "Rất mực đa tình":

- Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình mong đợi. Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm mặc, có lúc dịu dàng, cũng có lúc mãnh liệt mạnh mẽ…Song nó chỉ thực vui tươi khi đến ngoại ô thành phố, chỉ yên tâm khi nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.

- Gặp được thành phố, người tình mong đợi, con sông trở nên duyên dáng ý nhị uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến, cái đường cong ấy như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.

- Sông Hương qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở. như những vấn vương của một nỗi lòng.  

- Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông - Tây để gặp lại thành phố 1 lần cuối. Nó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó...

Kết bài

- Khái quát lại hình tượng sông Hương qua ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu biết phong phú, một trí tưởng tưởng bay bổng.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường - đằng sau những dòng văn tài hoa, đậm chất trữ tình là một tấm lòng tha thiết với  quê hương, đất nước, mong muốn cống hiến với đất nước.


2. Phân tích hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông học sinh giỏi

Nhà thơ Thu Bồn từng viết trong tác phẩm của mình:

Đò trôi rời bến một chiều

Sông hương đau thắt tim yêu bao ngày

Gió xào xạc khóc trên cây

Cầu Tràng Tiền nghẹn vơi đầy nhớ thương

Hay

Sông Hương quyến rũ lạ lùng

Em choàng tỉnh giấc ngượng ngùng nhìn tôi

Những câu thơ quen thuộc nhắc nhớ cho chúng ta về dòng sông Hương, dòng sông, dòng Huế, dòng thơ. Đã có biết bao nhiêu những người nghệ sĩ đã từng sinh ra ở Huế sống ở Huế, tới Huế khi đến với dòng sông Hương đều nặng lòng với  người con gái này. Không phải vì tự nhiên sông Hương lại đi vào trong những tác phẩm nghệ thuật một cách tự nhiên và tình tứ như thế. Sau bao nhiêu những dòng sông được thi ca gọi tên, sông Hương mang vẻ đẹp và sức quyến rũ của riêng mình đó là nguyên cớ tại sao một người yêu Huế nồng nàn như ông đã viết về sông Hương một cách rất tình, rất sâu như thế. Đọc kỹ “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường ta thấy nổi bật trong tác phẩm này chính là vẻ đẹp của dòng sông Hương, một dòng sông của thi ca, một dòng sông của văn hóa, một dòng sông của lịch sử, một dòng sông của con người Huế và ôm trọn trong mình phong cách Huế. Rõ ràng hình ảnh về dòng sông Hương mà Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn để trọng tâm đi khai thác trong tác phẩm của mình.

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chọn hình tượng sông Hương chính là hình tượng chính trong bài ký của mình bởi lẽ xuất phất từ tình yêu, từ niềm tự hào của một con người dành cho đất Huế thế nên ông đã rất chủ động sử dụng vốn hiểu biết của mình vô cùng sâu rộng và vốn ngôn ngữ phong phú của mình để viết lên dòng ký tràn đầy cảm xúc về một dòng sông như biểu tượng đẹp nhất cho Huế mộng, Huế thơ. Dòng sông Hương trong ký được cảm nhận rất nhiều trong những góc cạnh khác nhau từ cảnh sắc thiên nhiên từ góc độ lịch sử văn hóa, cấp độ thi ca và cả chính trí tưởng tượng vô cùng sáng tạo và tài hoa của tác giả. Vẫn giữ trong mình một cái tôi rất riêng, thế nhưng trong tác phẩm này cái tôi của người nghệ sĩ đang hòa nhập một cách mượt mà của sông Hương để rồi sự hòa nhập đó khiến cho những dòng ký cứ thế tự nhiên mà đi vào lòng của độc giả không một chút gượng ép. Người ta đọc Ai đã đặt tên cho dòng sông mà trong lòng vẫn mang nỗi nhớ lấn cấn đến Huế, những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường xét ở nhiều góc độ đã mang tới cho người đọc một luồng thông tin bổ ích bên cạnh đó cho người đọc thấy được dáng dấp của bài thơ trữ tình. Điểm từ của cảm xúc bắt gặp từ nét riêng rẽ từ dòng sông này, hình như chỉ có sông Hương là thuộc thành phố duy nhất, sông Hương qua kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường không còn là một phần vô tri nữa mà bây giờ sông Hương đã trở thành người bạn, người tri kỉ của biết bao nhiêu người. 

Hoàng Phủ Ngọc Tường hẳn rằng đã tìm tòi và nghiên cứu rất sâu về dòng sông này để rồi đem đến cho độc giả một lượng thông tin vô cùng cần thiết khi nói về dòng sông Hương. Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản trường ca giữa rừng già nơi thượng nguồn, không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Phủ Ngọc Tường lại gắn cho sông Hương một tên gọi như vậy. Ông viết trong ký của mình: “ Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và có những lúc trở nên dịu dàng và say đắm, dưới những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Nhà văn viết một câu văn dài, có phải là muốn viết một cái gì đó ấn tượng về sông Hương nơi thượng nguồn nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tách câu văn này nhiều ý nhỏ, nhiều vế liên tục lặp lại để gợi lên khúc dương vang như một bản trường ca giữa rừng già. Thủ pháp điệp cấu trúc kết hợp với sử dụng các động từ, tính từ giàu sức biểu cảm đã tạo nên một âm hưởng vô cùng mạnh mẽ về dòng sông này. Chúng ta thấy rằng ở nơi thượng nguồn, cho những liên tưởng của mình tác giả đã gọi sông Hương bằng cái tên vừa quen vừa lạ, đó là một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Cô gái Di-gan là cô gái dân tộc Bohemian thích sống lang thang, tự do và vô cùng yêu ca hát, đây là hình ảnh của một cô gái hoang dã lang thang trên những thảo nguyên lãng mạn của nước Pháp với trang phục rực rỡ hát những bài ca đắm say. Nhà văn đã thổi hồn vào dòng sông vô tri để dòng sông bây giờ mang hình hài của một thiếu nữ. Với hình ảnh độc đáo này tác giả đã khắc ghi trong tâm trí người đọc với ấn tượng vẻ đẹp của dòng sông Hương nơi thượng nguồn, hoang sơ, bí ẩn, quyến rũ, lãng mạn vô cùng tình tứ. Con sông không chỉ có hình hài mà còn con sông nơi thượng nguồn cũng mang trong đó một tính cách, rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh vô cùng gan dạ, một tâm hồn tư do trong sáng, thêm vào đó tác giả cũng có một phát hiện mới mẻ về dòng sông này đó chính là sự ghi công của dòng sông Hương. Bởi lẽ dòng sông Hương đã trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, một đấng sáng tạo đã tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của Huế. Nói đơn giản, nếu như không có dòng sông Hương sẽ không có được văn hóa Huế như ngày nay.  Thế nhưng không vì lẽ đó là sông Hương mang vẻ kiêu ngạo hay ngông cuồng trái lại sông Hương lại ôm trọn trong mình một vẻ đẹp khiêm nhường nhường cứ lặng lẽ trôi chảy, lặng lẽ bồi đắp thêm những gì tinh túy đậm sắc ở trong văn hóa Huế.

Vẻ đẹp giống như người con gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa đầy hoa dại, chờ người tình mong đợi của mình đến đánh thức. Từ đây hành trình của dòng sông Hương đã bắt đầu về xuôi, tựa như một người con gái đẹp trong câu chuyện nhuốm màu cổ tích. Đó là một cuộc tìm kiếm có ý thức, dòng sông đang tìm kiếm tình nhân đích thực ủa mình, đang yêu, tìm đến sự giao hòa tuyệt bích và vô biên. Tác giả rất tinh tế khi chọn hình ảnh và từ ngữ để viết về dòng sông Hương, Sông Hương chuyển dòng một cách khiêm tốn, vòng giữa khúc sông khúc quanh đột ngột uốn mình thật mềm để theo đuổi được tình yếu đích thực trong cuộc đời mình, giống như việc vượt qua rất nhiều thử thách và chông gai. Sông Hương bây giờ đã trở thành sinh tế có linh hồn, được phác họa bằng những câu văn mang chất tạo hình, ngỡ như rằng đây là những nét bút của người nghệ sĩ đang vẽ lên những nét bút ra một kiệt tác cho chính bản thân mình. Thủy trình của dòng sông Hương được diễn tả dưới góc độ địa lý, phác họa giống như cuộc dạo chơi, một cuộc hành trình của cô gái xinh đẹp tìm đến với tình yêu đích thực trong cuộc đời mình. Đó là cuộc dạo chơi đầy tình tứ lãnh mạng và đầy phóng khoáng, sông Hương chảy qua thành phố Huế đến gặp người tình đích thực của mình, đây là niềm vui của dòng sông này, cuộc gặp gỡ mong đợi cũng đã đến sông Hương tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của ngoại ô kim long về với Huế. Một mối tình thủy chung và son sắc vô cùng, sông Hương mang một vẻ đẹp độc đáo được diễn tả qua lời văn của tác giả. Đó là tình cảm ông dành riêng cho đất Huế, một góc nhìn âm nhạc vô cùng mới mẻ. Để làm nổi bật đặc trưng này tác giả còn sử dụng hình ảnh của con sông Neva, con sông này chảy qua Sankt - Peterburg đổ ra dòng biển Baltic. Dưới gốc độ địa lý Hoàng Phủ Ngọc Tường đưa ra góc độ rất chuẩn xác, thế nhưng ông lại đưa ra một sự lý giải hoàn toàn hợp lý nữa đó là dưới góc độ tình cảm, ông nghĩ rằng bởi vì sông Hương đã quá yêu thành phố Huế vậy nên đã chảy thật chậm, chảy lững lờ để không rời xa thanh phố này, để có thể tận hưởng những phút giây cùng với người tình ngàn năm của mình. Một cách giải thích vô cùng hợp lý, hợp tình. Dưới góc nhìn âm nhạc thì tác giả tinh tế xuất ra câu chuyện nghệ sĩ già chơi đàn hơn nửa thế kỉ, một buổi tối khi nghe cô con gái đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”… đã nhổm dậy vỗ đùi và chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên rằng đó là tứ đại cành. Câu chuyện trên chỉ mối quan hệ mật thiết giữa sông Hương và nền âm nhạc của Huế. Dưới góc độ lịch sử dòng sông Hương bây giờ không còn là cô cái Di-gan phóng khoáng man dại nữa, cũng không phải người con gái nằm giữa cánh đồng châu hóa mà bây giờ là dòng sông của những chiến công, một cuộc quay ngược thời gian vô cục ngoạn mục để trở về với quá khứ và khẳng định vai trò của dòng sông Hương với lịch sử với đất nước có bề dày lịch sử như dân tộc Việt Nam. Kể từ thời vua Hùng sông Hương đã là dòng sông nơi biên thủy xa xôi, bước sang thời trung đại nó đã có tên gọi là Linh Giang nó đã cùng với nhân dân Huế oanh liệt bảo vệ vùng biên giới phía Nam của tổ quốc. Sau đó nó đã gắn liền với những chiến công cùng anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ, rồi những cuộc khởi nghĩa ở thế kỉ 19 luôn gắn liền với cuộc cách mạng tháng 8,… Sông Hương gắn chặc với các mốc lịch sử trọng đại của nước nhà. 

Sông Hương là một dòng sông chưa bao giờ lặp lại chính mình, trong mỗi bài thơ, trong mỗi tác phẩm nghệ thuật sông Hương lại mang một vẻ đẹp rất mới mẻ, rất thú vị mà để cho biết bao nhiêu người nghệ sĩ khai phá. Sau bao nhiêu biến chuyển thì sông Hương lại mang vẻ đẹp uyển chuyển dịu dàng giống như người con gái Huế vậy. Dòng sông của một khúc tâm tình, dòng sông của một dòng văn hóa.

>>> Tham khảo: Vẻ đẹp của con sông Hương từ ngoại ô Kim Long đến cồn Hến mà em cảm nhận được qua bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông

----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu cách lập Phân tích hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông học sinh giỏi. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt. 

icon-date
Xuất bản : 19/10/2022 - Cập nhật : 20/10/2022