logo

Dàn ý Phân tích Bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ (ngắn gọn)

Đỗ Phủ cùng với Lý Bạch đã trở thành hai nhà thơ có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bài thơ Thu hứng nằm trong chùm thơ viết về mùa thu là một bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ. Để giúp các bạn có thể hiểu hơn về bài thơ, chúng tôi đã mang tới bài viết sau, mời các bạn tham khảo.


Dàn ý Phân tích Bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ (ngắn gọn) - Mẫu 1

Dàn ý Phân tích Bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ (ngắn gọn)

a. Mở bài:

Giới thiệu về nhà thơ Đỗ Phủ và tác phẩm Thu hứng: Đỗ Phủ là một thi nhân kiệt xuất của nền văn học Trung Quốc; bài thơ Thu hứng là một bài thơ nổi bật trong chùm thơ viết về mùa thu của Đỗ Phủ

b. Thân bài:

- 4 câu thơ đầu bài thơ: Câu đề và câu thực miêu tả khung cảnh mùa thu nơi Quỳ Châu mà Đỗ Phủ đến

+ Mở ra khung cảnh đậm chất Đường thi của Trung Quốc

+ Vẫn là mùa thu dịu dàng và yên bình nhưng lại có sự buồn thương nhuốm màu trong đó: Với những hạt sương vương kín rừng phong; sương đã phủ một lớp màn mờ ảo lên khu rừng, khiến khu rừng có phần âm u.

+ Tuy sương che mờ nhưng hai ngọn núi lớn của Quỳ Châu là Vu Sơn và Vu Giáp vẫn ẩn hiện trong sương: Nhưng hai ngọn núi này ngoài sự hùng vĩ còn làm cho người đọc thấy ảm đảm vì chúng “khí tiêu sầm”, nghĩa là không khí âm u, buồn bã, làm tối sầm tầm mắt.

+ Không gian đã buồn nay lại càng buồn hơn khi Đỗ phủ mở rộng tầm mắt ngắm nhìn cả lên cao và xuống dưới vẫn không có một màu sắc tươi sáng nào của cảnh vật: Bên dưới là “Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng”, hình ảnh con sông lớn đang xô sóng cao lên tận trời; Còn trên trời thì “Tái thượng phong vân tiếp địa âm”, những đám mây mùa thu thay vì nhẹ nhàng trôi thì lại tách rời nhau, sà xuống phủ khắp mặt đất => Đỗ Phủ đã sử dụng biện pháp tương phản để làm tăng thêm sự buồn bã của mùa thu.

=> Cảnh sắc mùa thu thật khác lạ so với nhiều tác phẩm khác viết về mùa thu, mùa thu dưới ngòi bút Đỗ Phủ thật buồn, có lẽ đây chính là tâm trạng của tác giả vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

- 4 câu thơ cuối bài thơ: Câu luận và câu kết tả tình thu

+ Mùa thu là mùa hoa cúc nở, đáng nhẽ bình thường chúng ta sẽ vui vẻ ngắm nhìn hoa cúc và ca ngợi vẻ đẹp của mùa thu thì Đỗ Phủ lại nhìn hoa cúc mà buồn thương; “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ”, Đỗ Phủ thấy hoa cúc mà rơi lệ, vì nhớ quê hương, nhớ người nhà nơi đất khách

+ Rồi nỗi nhớ ấy chực trào khi tác giả thấy con thuyền “Cô chu nhất hệ cố viên tâm.”, nhắc đến thuyền, phương tiện di chuyển phổ biến khi xưa, Đỗ Phủ lại khao khát được lên thuyền về nhà hơn bao giờ hết.

+ Thêm vào đó, nhà thơ chứng kiến cảnh mọi người đang tất bật giặt giũ, phơi phóng quần áo rét với tiếng chày đập dồn dập bên bờ sông đã nhắc nhở mùa thu sắp qua, mùa đông giá rét sắp tới

+ Nỗi nhớ quê hương của Đỗ Phủ càng trở nên da diết, khắc khoải vì nghĩ đến cảnh mùa đông lạnh lẽo phải một mình nơi xứ người cô độc, thật buồn và cô đơn làm sao

=> Bốn câu thơ cuối, Đỗ Phủ đã bày tỏ tâm trạng của mình trước tiết thu ảm đảm, đó là tâm trạng buồn bã với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.

c. Kết bài:

Khái quát lại giá trị của bài thơ Thu hứng


Dàn ý Phân tích Bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ (ngắn gọn) - Mẫu 2

a. Mở bài:

Giới thiệu tác giả Đỗ Phủ và bài thơ Thu hứng

b. Thân bài:

- 4 câu thơ đầu: Khung cảnh mùa thu

+ Rừng phong với những giọt sương phủ khắp nơi; màn sương tạo cho cánh rừng có phần kì bí và âm u => Một mùa thu tuy vẫn có đặc trưng của mùa thu là nhẹ nhàng, êm dịu nhưng lại pha cả nét buồn

+ Nhìn ra xa, Đỗ Phủ thấy cảnh quan nổi tiếng của Quỳ Châu là hai ngọn núi Vu Sơn và Vu Giáp; hai ngọn núi tuy hùng vĩ nhưng lại “khí tiêu sầm”, có màu sắc tối, không khí ảm đảm 

+ Phía dưới còn có sóng của dòng sông xô lên tận trời, còn bên trên, mây lại sà xuống tận mặt đất => Hình ảnh đối lập, gia tăng sự buồn thương

=> Khung cảnh mùa thu thật khác lạ dưới ngòi bút của Đỗ Phủ, một mùa thu buồn bã, âm trầm.

- 4 câu thơ cuối:Tình thu của Đỗ Phủ

+ Nhìn hoa cúc, loài hoa đặc trưng của mùa thu không khiến Đỗ Phủ vui vẻ, thưởng thức mà lại rơi lệ, vì đây là mùa thu thứ hai mà nhà thơ ở Quỳ Châu, không quay về quê => Nỗi nhớ quê hương

+ Thấy những con thuyền, nhà thơ càng khao khát được trở về nhà hơn bao giờ hết

+ Nghe thấy tiếng chày gõ bên bờ sông để giặt giũ quần áo rét, nhà thơ đã nhớ nhà nay lại thêm cô đơn. 

=> Nỗi nhớ quê hương và tâm trạng cô đơn, buồn bã của Đỗ Phủ

c. Kết bài:

Khái quát lại giá trị của bài thơ

>>> Tham khảo: Phân tích bài Thu hứng Văn 10 ngắn gọn kèm dàn ý

------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những mẫu Dàn ý Phân tích Bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ (ngắn gọn). Bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa thu đặc biệt, cùng với đó là tâm trạng cô đơn và buồn bã của nhà thơ Đỗ Phủ.

icon-date
Xuất bản : 07/01/2023 - Cập nhật : 28/08/2023