logo

Dàn ý phân tích bài thơ Lai Tân lớp 11

Mời các em tham khảo Dàn ý cảm nhận bài thơ Lai Tân lớp 11 ngắn gọn, chi tiết, hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được các ý chính cần triển khai cho bài văn phân tích về bài thơ Lai Tân, qua đó củng cố thêm kiến thức về tác phẩm, và tự viết cho mình một bài văn mẫu hay nhất. Cùng tham khảo nhé!


Dàn ý phân tích bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh

Dàn ý phân tích bài thơ Lai Tân lớp 11 (ngắn gọn, hay nhất)

- Nhật kí trong tù (1942 - 1943) tập thơ xuất sắc, giàu tính chiến đấu, chất trí tuệ và đậm chất trữ tình của nhà thơ lớn Hồ Chí Minh.

- Tập thơ có hình thức nhật kí, đa dạng về bút pháp, giọng điệu trong đó bút pháp tự sự trào phúng chủ yếu để chế giễu, châm biếm, lên án nhà tù và chế độ xã hội Trung Hoa dân quốc.

- Bài thơ Lai Tân sử dụng bút pháp tự sự trào phúng giàu chất trí tuệ.

I. HƯỚNG CẢM THỤ

Ba câu thơ đầu được thuật chuyện các nhân vật

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh

Chong đèn huyện trưởng làm công việc

Tác giả không nêu tên mà chỉ điểm danh từng người một, chức vụ gắn với trọng trách xả hội trong bộ máy công quyền, họ phải làm gương cho dân chúng trong việc thực thi pháp luật.

Cách điểm danh và kể việc rành mạch tưởng như ai lo phận nấy, theo đuổi một cách mẫn cán. Nhưng họ đã làm việc gì.
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc. Đánh bạc là phạm pháp, đánh bạc ở ngoài quan bắt tôi thế mà trong tù đánh bạc được công khai nên chủ ngục đánh bạc nhiều hơn ai hết. Bọn quan coi ngục đã coi thường luật pháp.

Cảnh sát trưởng bắt người vô tội để họ chạy vạy, lo lót, xin xỏ. Tên này rất ranh ma, đụng chuyện đế ăn hối lộ. Còn khi chuyển lao thì tìm cách ăn chặn tù nhân. Hành vi của hắn thật bẩn thỉu, đê tiện.

Huyện trưởng chong đèn làm việc thâu đêm. Ông ta làm việc gì không được biết. Hút thuốc phiện? Đồi bại đến thế! Soạn công văn? Chăm chỉ làm việc mà không biết cấp dưới thao túng, lũng đoạn, nhũng nhiễu dân chúng. Hắn chi là một viên quan làm vì, dốt nát nên dễ bị cấp dưới qua mặt. Bất tài, vô trách nhiệm như thế là cùng. Hay là có biết nhưng làm ngơ, có mắt mà như mù. Vậy thì cá mè một lứa, một bè lũ quan lại tham nhùng thôi nát. Ý thơ lấp lửng gợi được nội dung nhiều chiều.

Phép liệt kê quan chức từ nhỏ đến lớn và phép tăng tiến cho thấy phạm vi hiện thực được mở rộng dần theo từng cấp bậc, chức càng cao càng hủ bại. Phép điệu cú cho thấy công việc của bọn họ khá nhịp nhàng, rành rạch và bức tranh hiện lên sinh động như màn kịch câm. Việc làm của họ quên thuộc đến mức gần như vô thức. Bộ máy cai trị vẫn cứ chạy đều, nhịp sống vẫn diễn ra bình thường. Trong quy luật sinh học, cái đột biến mà phổ biến thì trở thành thường biến. Sinh học chỉ ghi nhận cái thường biến để nhận thức bản chất đối tượng. Cái bất thường được lặp đi lặp lại hóa ra bình thường, ở Lai Tân cái thối nát đến cực đại trở thành sự thường, thành nền nếp quy củ hẳn hoi, họ rất khéo léo che đậy nên cuộc sống vẫn yên ổn. Đó là cái đáng sợ nhất. Tiếng cười phê phán châm biếm có chiều sâu trí tuệ là ở đó.

Hai câu thơ đầu tác giả vạch rõ ra cái thối nát của ban trưởng, cảnh sát trưởng. Câu thứ ba lại bỏ lửng càng tăng thêm ý vị mỉa mai trào lộng.

Câu thơ kết bình luận, đánh giá sự việc đã được kể

Theo mạch tự sự thì câu thơ cuối mang nội dung phê phán nhưng tác giả kết luận ngược

Trời đất Lai Tân vẫn Thái Bình

(Lai Tân y cựu thái bình yên)

Thối nát như vậy thì "thái bình" sao nổi. Đang loạn đấy chứ. "Y cựu" đối với "Lai Tân". Lai Tân mà vẫn như xưa. Nghĩa là cái thối nát thành nề nếp không đổi. Tiếng cười mỉa mai chua chát toát ra từ cách nói ngược và nghệ thuật chơi chữ ấy.
Hay đây là lời nhận xét bao biện của bọn chúng. Tiêu cực thì có nhưng cuộc sống vẫn yên ổn, đất nước thì "vẫn thái bình, thịnh trị". Lời ngụy biện mị dân ấy thật là tội lỗi quá lớn. Cái vỏ bề ngoài bình yên nhưng bên trong rường cột bị đục khoét rỗng cả rồi. Cái trời đất Lai Tân này sắp sụp đổ.

Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh thế giới đang chao đảo vì chiến tranh. Nước Trung Hoa cũng đang tang tóc vì bọn phát xít.

Trong khi: tráng sĩ đua nhau ra mặt trận

Hoàn cầu bốc lửa rực trời xanh.

Thì bọn chúng ở góc huyện này vẫn rung đùi hưởng thụ và đục khoét dân chúng. Ở đâu đánh giặc cứ đánh, chúng vẫn an nhiên hưởng "thái bình". Bọn chúng là lũ giặc nội xâm. Lai Tân đang đại loạn.
Một chữ thái bình đã xé toạc bức màn dối trá, phơi bày những ung nhọt của xã hội thời Tưởng. Hiện thực này có ý nghĩa tự tố cáo.

II, KẾT LUẬN

  • Bài thơ thể hiện nội dung chiến đâu sắc sảo, trí tuệ
  • Lời thơ giản dị nhưng thể hiện bút pháp trào phúng bậc thầy
  • Nghệ thuật châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay.

Dàn ý phân tích bài thơ Lai Tân - Mẫu số 2

A. Mở bài

Phong cách nghệ thuật trong thơ Hồ Chí Minh rất đa dạng, phong phú nhưng vẫn đồng nhất : Có thơ trữ tình, thơ tự sự, tự trào, có cả thơ châm biếm, đả kích. Nụ cười châm biếm của Người thật nhẹ nhàng, giản dị, dí dỏm mà vô cùng thâm thuý, sâu cay. Tác phẩm “Lai Tân” là một trong những bài đặc sắc nhất cho phong cách của thơ Bác.

B. Thân bài

I. Giới thiệu đôi nét về bài thơ.

1. Lai Tân là bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian bốn tháng đầu Hồ Chí Minh bị giam giữ tại các nhà tù quốc dân Đảng ở Quảng Tây - Trung Quốc.

2. “Lai Tân” rút ra từ tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh. Bài thơ mang nội dung phê phán chế độ nhà tù và xã hội Trung Quốc với nghệ thuật châm biếm rất sắc sảo.

II. Phân tích

1. Ba câu đầu

Đó là ba câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở ba viên quan lại cai quản nhà ngục Lai Tân.

a. Ở đây, dường như Bác không bình luận mà chỉ kể lại sự việc. Nhưng ngẫm cho kỹ, chúng ta thấy ý nghĩa của lời thơ thật sâu xa. Ba đối tượng mà Bác tập trung phê phán chủ yếu là ba đối tượng từ thấp đến cao, những kẻ cầm quyền và quản lý trực tiếp trật tự an ninh địa phương. Đó là những kẻ cầm cân nảy mực thực thi pháp luật, những quan lại “gương mẫu” nhất trong việc vi phạm pháp luật.

b. Ban trưởng ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng ăn tiền hối lộ của phạm nhân một cách trắng trợn ; huyện trưởng thì “chong đèn làm công việc” nhưng thực chất “ngài đốt đèn để hút thuốc phiện đấy. Đó là một sự thật trong các huyện đường Quảng Tây dưới thời Tưởng”.

2. Câu cuối cùng

Một kết luận, một đánh giá về tình trạng của bộ máy cai trị nhà tù.

a. Người đọc chờ đợi một sự lên án quyết liệt hùng hồn. Nhưng Hồ Chí Minh đã không làm như vậy, mà hạ một câu có vẻ dửng dưng, lạnh lùng: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Song những đòn đả kích độc đáo bất ngờ ấy, thâm thuý sâu cay cũng lại chính là ở chỗ đấy. Thì ra tình trạng thối nát vô trách nhiệm của bọn quan lại ở Lai Tân là chuyện bình thường, trở thành bản chất của bộ máy cai trị ở đây.

b. Câu kết, nhất là chữ “thái bình” như ẩn giấu “một tiếng cười khẩy” đầy mỉa mai có ý nghĩa lật tẩy bản chất thối nát của cả bộ máy nhà nước ở Lai Tân. Nhà phê bình Hoàng Trung Thông đã nhận xét “ở đâu đánh giặc thì cứ đánh, còn cái trời đất Lai tân này thì vẫn thái bình như muôn thuở”.

C. Kết bài

Ở một chỗ khác, Hoàng Trung Thông còn viết tiếp: “một chữ “thái bình” mà trở thành bao nhiêu việc làm trên vốn là muôn thuở của xã hội Trung Quốc, của giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự thái bình dối trá, nhưng mà thật sự đại loạn là ở bên trong”. (Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác).


Dàn ý phân tích bài thơ Lai Tân - Mẫu số 3

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Lai tân của Hồ Chí Minh

Ví dụ: Hồ Chí Minh là một vị cha già của dân tộc Việt Nam, là một vị anh hùng của dân tộc. Bên cạnh làm chính trị, Bác còn có một kho tàn những tác phẩm văn học quý giá và to lớn. Bác đã để lại cho dân tộc một kho tàn các tác phẩm văn học đặc sắc, nổi bật là bài thơ Chiều tối trích Nhật ký trong tù. Bài thơ thể hiện là cảm hứng khi Bác ở tù, bài thơ tố cáo chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm.

II. Thân bài: Phân tích bài thơ Lai tân của Hồ Chí Minh

1. Hai câu thơ đầu: hình ảnh giám mục

  • Giám mục tù chuyên đánh bạc
  • Quan chức vi phạm pháp luật, trắng trợn đồi bại
  • Trấn lột, ăn chặt của tù nhân
  • Hành động bẩn thỉu, tàn nhẫn, đáng lên án
  • Tố cáo thẳng thắn của tác giả

2. Hai câu thơ cuối: một hình ảnh huyện tưởng

  • Chong đèn làm việc
  • Mỉa mai, tố cáo huyện tưởng
  • Mỉa mai, lên án sự trì trệ của bộ máy quan liêu

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của em về bài thơ Lai tân của Hồ Chí Minh

Ví dụ: bài thơ Lai tân của Hồ Chí Minh lên án chế độ xã hội quan liêu mục nát, chế độ xã hội không công bằng. đồng thời thể hiện sự mỉa mai, khinh thượng ủa tác giả với chế độ ấy.

Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Phân tích bài thơ Lai tân của Hồ Chí Minh” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.


Dàn ý phân tích bài thơ Lai Tân - Mẫu số 4

A. Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả tác phẩm.

  • Nó là một thành công của Bác trong việc kết hợp bút pháp tả thực và trào phúng vẽ nên bức tranh thời sự về chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch.

B. Thân bài:

- Nói qua đôi nét về hoàn cảnh ra đời bài thơ rút trong “Tập nhật kí trong tù”

- Bác như đã ghi lại một cách khách quan cảnh bất công bọn thống trị

  • Hồ Chí Minh- Người đã mỉa mai, châm biếm thật sâu cay bọn thông trị bằng ngòi bút trong hoàn cảnh tù đày, gông xiềng. Từ cái mặt bên ngoài đến tận cùng những ngộc ngách bôn trong của bộ máy thông trị Trung Hoa quốc dân đảng đã chứa đầy những mâu thuẫn.
  • Tác giả như đưa ra ba gương mặt điển hình của bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch đó bao gồm: “Ban trưởng”,”cảnh trưởng”, “huyện trưởng cái chức “trưởng’ của họ khá oai vệ, đầy uy lực, nhưng việc làm của họ đầy khuất tất, bất chính. Có thể nói trong khuôn khổ bài thơ cực ngắn gọn nhưng lại được đặt liên tiếp ba chừ “trường” trong ba câu thơ đầu là sự “cớ tình” dùng phép lặp của Bác trong việc dựng lên những chân dung tiêu biểu của giai cấp thống trị.

- Ba câu thơ ngắn gọn nhưng mỗi câu là một bức tranh sống động mang tính thời sự nóng hổi, chân thật “ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc”. “Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhãn bị giải”.

  • Trong bài như nêu rõ cả ban trưởng và cảnh trưởng đều là những công cụ thi hành pháp luật rất đắc lực của cái xã hội đầy rẫy những bỉ lậu, xấu xa. Chúng khoác trên mình chiếc áo “công lý’ để làm những việc “bất công ly’ một cách thường xuyên hết ngày này đến ngày khác. Chức “trưởng” của chúng đã to, sự phạm pháp của chúng còn lớn hơn ngàn vạn lần. Tiếng cười trào lộng bật lên từ nghịch cảnh đó.
  • Chúng mượn cái danh để tự đặt ra cho mình cái quyền thích làm gì thì làm. Dường như đất Lai Tân đã có ban trưởng, cảnh trưởng tưởng chừng cuộc sống thật bình yên nhưng trớ trêu thay trật tự an ninh không được đảm bảo, những vi phạm pháp luật vẫn diễn ra đầy rẫy mà những kẻ đứng đầu bộ máy thống trị ở Lai Tân cũng chính là những kẻ cầm đầu những chuyện phạm pháp đó.
  • Nực cười thay, nhà tù là nơi giam giữ những kẻ phạm tội vậy mà lại chính là nơi để tội phạm cổ thể thịnh hành rộng rãi nhất, tiêu biểu hơn cả, nhiều hơn cả vẫn là tội phạm cờ bạc mà chính giai cấp thống trị nhà lao cũng là những “đỗ phạm’.

- Cái nghịch cảnh ở đây biểu hiện “đánh bạc ở ngoài quan bắt tội, trong tù được đánh bạc công khai” là hiện thực thôi nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch không thể phủ nhận được.

  • Cấp dưới sống và có những hành động bê tha, và rất tàn ác như thế, vậy mà cấp trên – huyện trưởng – vẫn đêm đêm “chong đèn lo công việc”. Có thể nói ở đây mức độ mỉa mai, châm biếm của tác giả tăng dần. Kích thước của những bức tranh về sau như càng to hơn, rộng hơn bức trước.

- Từ chân dung một ban trưởng trông coi một phạm vi nhà tù nhỏ hẹp tới một cảnh trưởng cai quản một địa phận lớn hơn đến một huyện trưởng cai trị một vùng rộng lớn và bao quát cả quyền của ban trưởng cảnh trưởng. Bức tranh thứ ba mở ra hình ảnh “Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự’ vẻ ngoài tưởng mẫu cách, sát sao với “công việc” nhưng thực ra lại là một kẻ quan liêu, vô trách nhiệm, không biết tay chân, cấp dưới làm những gì, phạm pháp những gì. Câu thơ phạm luật “nhị tứ lục phân minh” ở một chữ “công”.

  • Bao mỉa mai, đả kích sâu cay và đã dồn nén vào một chữ “công” đó. Huyện trưởng “lo công việc” hay là mượn “việc công” để tạo một tấm bình phong che cho mình “lo việc riềng”, “chong đèn’ hút thuốc phiện? Tác giả đặt chữ “đăng” chính giữa câu thơ không nhằm mục đích tỏa sáng chận dung huyện trưởng mà nhằm đối lập, phản chiếu cái tối tăm của bộ máy thống trị Lai Tân (nói riêng), hệ thống chỉnh quyền Tưởng Giới Thạch (nói chung).
  • Giữa thực trạng ấy, thử hỏi bình yên ở đâu? Câu trả lời là: Bình yên vẫn ở chốn Lai Tân này!
  • Câu trả lời bất ngờ đến mức khiến người đọc ngã ngửa người. Thì ra là thế! Lời bình giá đã đi ngược lại với tất cả những mục ruỗng, thối nát của chính quyền Tưởng Giới Thạch được phơi bày ở trên.

- Từ lời bình giá đó đã vút lên một lời đã kích mạnh mẽ. Tác giả thi phẩm “Lai Tân” đã kết luận đầy châm biếm, mỉa mai sắc sảo và rất hùng hồn về cái xã hội ấy. Thủ pháp nói ngược của Bác như đã được vận dụng một cách triệt để, đã làm bật ra tiếng cười trào phúng. ‘Trời đất Lai Tân vẫn thái binh”.

  • Cách kết thúc bài thơ của Hồ Chí Minh cũng rất gần giống lối thơ trào phúng truyền thống của các nhà thơ trào phúng Việt Nam như Tú Xương, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương… đồng thời đậm chất (gây cười) của phương Tây.

- Hồ Chí Minh đã đả kích trực tiếp và khách quan chế độ Tưởng, do đó sức tế cáo, châm biếm của nó rất mạnh mẽ, quyết liệt. Bác đã giáng những đòn liên tiếp, chính xác vào xã hội ấy khiến nó phải “quần lèn” ở nhát đòn quyết định có tên là “thái bình”.

C. Kết bài

  • Tác phẩm “Lai Tân” có ý nghĩa hiện thực chân xác, vừa mang tính chiến đâu sắc mạnh tố cáo châm biếm cao độ, bài thơ đã giúp ta hiểu thêm về xã hội Tưởng Giới Thạch.
  • Đánh giá về tâm hồn cũng như tài năng của Bác

Dàn ý phân tích bài thơ Lai Tân - Mẫu số 5

1. Mở bài

"Nhật kí trong tù" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh. Nổi bật và đặc sắc phải kể đến bài thơ 97 - " Lai Tân" trích trong tập thơ.

2. Thân bài

- Sự thối nát, xấu xí,....của giai cấp thống trị - những con người đứng đầu các cấp, nắm giữ quyền lực, thực thi luật pháp :

+ An trưởng đánh bạc

+ Cảnh trưởng cũng "tham lam ăn tiền phạm nhân"

+ Huyện trưởng chong đèn làm việc công

=> Cấp dưới lại dám lộng hành, cấp trên nhắm mắt cho qua => Nhà tù là nơi để dẹp loạn, giúp dân thì nơi đầy lại chính là nơi diễn ra những gì thối tha, bần tiện, xấu xa nhất.

- Trời đất "thái bình" chính là sự ẩn nấp của những thói hư tật xấu, tệ nạn đang diễn ra trong xã hội → Tiếng nói căm phẫn, đầy khinh bỉ.

=> Sự thật về chính quyền thối nát, lên án, đả kích tới chế độ nhà tù ở Tưởng Giới Thạch cũng như xã hội Trung Quốc bấy giờ.

3. Kết bài

Bài thơ "Lai Tân" đã khái quát được bộ mặt bộ mặt xấu xa, bỉ ổi của những con người cấp cao nhà tù Tưởng Giới Thạch. Bút pháp châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thúy đã khiến "Lai Tân" trở nên vô cùng đặc sắc.

---/---

Từ Dàn ý phân tích bài thơ Lai Tân lớp 11 Top lời giải đã hướng dẫn trên đây, các em hãy vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với cách hành văn của mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh nhé. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu lớp 11 ngắn gọn, chi tiết, hay nhất phục vụ việc học văn của các em. Chúc các em luôn học vui và học tốt!

icon-date
Xuất bản : 13/03/2021 - Cập nhật : 19/03/2021