logo

Dàn ý cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

Top lời giải xin được gửi đến quý bạn đọc 4 mẫu dàn ý tham khảo cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù


Dàn ý cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù - Mẫu 1

I. Mở bài:

Giới thiệu cảnh cho chữ trong truyện Chữ người tử tù

II. Thân bài: 

Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

1. Khung cảnh cho chữ trong truyện Chữ người tử tù

- Thời gian là đêm tối, khi còn tiếng gõ mõ đêm khuya

- Không gian là một căn buồng tối, ẩm ướt, chật hẹp, mạng nhện, gián chuột bò,..

- Cảnh tượng: ngọn đuốc to bùng như bùng cháy khắp phòng

2. Người trong khung cảnh cho chữ

- Huấn Cao: một người đang đeo gông, xiềng xích, đang giậm nét trên tấm lụa trắng

- Viên quản ngục: khúm núm

- Thầy thơ lại: run run

3. Nhận xét cảnh cho chữ

- Đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có

- Vị trí của con người bị hoán đổi cho nhau giữa người tù và viên cai tù

- Một hình ảnh đẹp nhưng ngược đời

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù


Dàn ý cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù - Mẫu 2

I. Mở bài

- Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuân, nội dung chính của truyện ngắn Chữ người tử tù.

- Giới thiệu cảnh cho chữ - một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” được Nguyễn Tuân xây dựng.

II. Thân bài

1. Sự chiến thắng của ảnh sáng đối với bóng tối

Ở đây, không chỉ là sự đối lập của ánh sáng và bóng tối theo ý nghĩa sắc màu vật lí, mà sâu xa hơn và khái quát hơn, đây là sự đối lập mang ý nghĩa nhân sinh của con người: ánh sáng của lương trí, thiên lương và bóng tối của tàn bạo, độc ác. Ánh sáng của thiên lương đã xua tan và đẩy lùi bóng tối của tàn bạo chính tại nơi tù ngục này. Ánh sáng ấy đã khai tâm, đã cảm hóa con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiện.

2. Sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn

* Sự phàm tục, sự nhơ bẩn: “một buồng chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”; 

Cái đẹp, cái cao thượng: “màu trắng tinh của phiến lụa óng và mùi thơm từ châu mực bốc lên - điều dường như không thể có trong chốn tù ngục. Màu trắng của phiến lụa tượng trưng cho sự tinh khiết còn mùi thơm của thỏi mực là hương thơm của tình người, tình đời”.

* Sự đối lập nói trên đã nêu bật sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn. 

3. Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ

-  Sự thay bậc đổi ngôi: người tù lại như người làm chủ; còn bọn ngục lại khúm núm, sợ hãi và xúc động.

- Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ đã được khắc họa đậm nét trong cảnh cho chữ và những con người trong cảnh ấy. Nêu bật sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, của thiên lương con người: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị nhân văn cao đẹp của cảnh cho chữ.

- Ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo sâu sắc của sự chiến thắng đó (lúc bấy giờ và bây giờ).

Dàn ý cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù (ngắn gọn, hay nhất)

Dàn ý cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù - Mẫu 3

I. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảnh cho chữ

II. Thân bài

1. Tóm tắt hoàn cảnh trước khi cho chữ

- Người tù Huấn Cao: vốn là người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng nhiễu nhân dân, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và đồng tiền.

- Quản ngục: một người có thiên lương, biết quý trọng người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm nghề quản ngục. Khao khát được chữ của Huấn Cao treo trong nhà là khao khát lớn đời ông.

- Cảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối.

2. Diễn biến cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

+ Thời gian: giữa đêm

+ Không gian:  nền đất ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột…

+ Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.

3. Giải thích tại sao Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

+ Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị.

+ Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau.

+ Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ.

4. Ý nghĩa của cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

+ Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục

+ Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.

+ Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó  thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.

III. Kết bài

- Một lần nữa khẳng định lại cảnh cho chữ là cảnh tượng đẹp và mang nhiều ý nghĩa thể hiện được sự nâng niu, coi trọng cái đẹp, cái chữ trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân.


Dàn ý cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù - Mẫu 4

I. Mở bài

- Trình bày những nét tiêu biểu nhất về tác giả Nguyễn Tuân

- Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù và cảnh cho chữ

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh diễn ra cảnh cho chữ

- Vị trí: Cuối tác phẩm

- Hoàn cảnh: Trong đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao phải ra pháp trường chịu án chém

2. Nội dung cảnh cho chữ:

• Cảnh cho chữ diễn ra trong:

- Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém

- Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn

- Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt...

• Đây là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" :

- Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt:

+ Người cho chữ: Huấn Cao- người tử tù sắp chịu án chém

+ Người nhận chữ: viên quản ngục

⇒ Tất cả những lí do trên đã làm nên “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

• Huấn Cao khuyên quản ngục thay chốn ở (khuyên về nhà quê) rồi hãy nghĩ tới việc chơi chữ bởi nếu cứ tiếp tục ở chốn "lao xao" thì sẽ " khó giữ thiên lương cho lành vững" .

⇒ Sâu xa hơn việc cho chữ chính là bài học về lẽ sống rất chân thành.

• Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao: sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.

3. Nghệ thuật xây dựng cảnh cho chữ

- bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa

- nghệ thuật đối lập

- khả năng dựng cảnh và tài năng ngôn ngữ tài tình

- nhịp văn chậm rãi càng làm cho những câu, chữ ấy thấm sâu hơn vào lòng độc giả.

4. Ý nghĩa cảnh cho chữ

- Giữa chốn ngục tù tàn bạo, chính người tử tù lại là người làm chủ.Nhưng nhìn sâu xa hơn,trong khoảnh khắc ấy, cả hai dường như rũ bỏ mọi sự ràng buộc lễ giáo để trở thành những tâm hồn tri kỉ, đồng điệu.

- Thể hiện được chủ đề của tác phẩm:  sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác...

- Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất.

⇒ Đoạn văn thể hiện sâu sắc quan điểm tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

III. Kết luận

- Khẳng định lại đây là cảnh tượng tiêu biểu nhất làm nên thành công của tác phẩm

Trên đây là Dàn ý cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 05/11/2021 - Cập nhật : 07/11/2021