logo

Dàn ý cảm nhận hai câu cuối bài Câu cá mùa thu

Một trong những vấn đề then chốt để làm nên những bài văn hay đó là trước khi làm bài các em cần lập dàn ý cho bài viết đó. Với Dàn ý cảm nhận hai câu cuối bài Câu cá mùa thu ngắn gọn, chi tiết dưới đây hy vọng sẽ là một trong những gợi ý giúp các em hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất! Mời các bạn cùng tham khảo nhé!


Dàn ý cảm nhận hai câu cuối bài Câu cá mùa thu

Dàn ý cảm nhận hai câu cuối bài Câu cá mùa thu (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

1. Phân tích đề

- Yêu cầu của đề bài: nêu cảm nhận về nội dung 2 câu thơ cuối trong bài Câu cá mùa thu.

- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : từ ngữ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong 2 câu cuối bài thơ Thu điếu (Câu cá mùa thu) của Nguyễn Khuyến.

- Phương pháp lập luận chính : phân tích, cảm nhận.

2. Hệ thống luận điểm

- Luận điểm 1: Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng

- Luận điểm 2: Sự tĩnh lặng, nỗi cô đơn trong tâm hồn nhà thơ

3. Lập dàn ý chi tiết cảm nhận 2 câu cuối bài Câu cá mùa thu

a) Mở bài

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu

- Khái quát nội dung 2 câu cuối bài : Những tâm sự thầm kín, cảm nhận sâu sắc trong cõi lòng thi nhân.

b) Thân bài

- Khái quát nội dung của bài Thu điếu

- Dẫn dắt người đọc từ nội dung chung của tác phẩm tới nội dung riêng của 2 câu cuối bài thơ Thu điếu.

"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

- Hình ảnh con người xuất hiện trực tiếp với tư thế ngồi bó gối, trong trạng thái trầm tư mặc tưởng. Nhà thơ ngồi câu cá mà chẳng chú tâm đến việc câu, bởi vậy mới giật mình trước tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”. Không gian phải yên tĩnh lắm, tâm hồn nhà thơ phải trong trẻo lắm thì mới nghe rõ âm thanh nhỏ nhẹ như vậy.

- Từ“cá đâu” là cách hỏi vừa tạo nên sự mơ hồ trong không gian vừa gợi ra sự ngỡ ngàng của lòng người. Nhà thơ dường như mất cảm giác về không gian thực tại mà chìm đắm trong không gian suy tưởng nên không thể xác định rõ hướng gây ra tiếng động mặc dù đang ngồi trong một chiếc ao rất nhỏ.

- Nhà thơ câu cá mà chẳng phải để bắt cá. Câu chỉ là cái cớ để tìm sự thư thái trong tâm hồn. Trong lúc câu, thi nhân đã thâu tóm vào lòng những vẻ đẹp tinh diệu của đường nét, màu sắc, hình khối, sự vận động tinh tế, trong sáng của cảnh vật mùa thu. Cảnh thu tuy đẹp mà buồn, buồn vì quá quạnh quẽ, vắng lặng, buồn vì người ngắm cảnh cũng đang chất chứa nỗi niềm thế sự của kẻ sĩ trước cảnh vong quốc mà thân lại nhàn nhã.

- Thu điếu nghĩa là mùa thu câu cá. Sáu câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng  biếc, lá vàng, tầng  mây, ngõ  trúc... Mãi đến phần kết mới xuất hiện người câu cá. Một tư thế nhàn: tựa gối ôm cần. Một sự đợi chờ: lâu chẳng được. Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe cá đâu đớp động dưới chân bèo. Người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc nghĩ về một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá đớp động sau tiếng lá thu đưa vèo, đó là tiếng thu của làng quê xưa. Âm thanh ấy hòa quyện với một tiếng trên không ngỗng nước nào, như đưa hồn ta về với mùa thu quê hương. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và lặng lẽ buồn. Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trọng.

c) Kết bài

- Nêu cảm nhận của em về bài thơ Câu cá mùa thu nói chung và 2 câu kết nói riêng.

---/---

Dựa vào Dàn ý cảm nhận hai câu cuối bài Câu cá mùa thu được Top lời giải sưu tầm được, hy vọng các em sẽ có thêm nhiều kiến thức và những gợi ý hay để có thể làm tốt bài văn của mình. Chúc các em học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021