logo

Dàn ý cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Từ ấy

Tham khảo Dàn ý cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Từ ấy ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!


Dàn ý cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Từ ấy - Mẫu số 1

Dàn ý cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Từ ấy (ngắn gọn, hay nhất)

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Tố Hữu
  • Tố Hữu là một trong những nhà thơ nổi tiếng, lá cờ đầu của nền văn học nước nhà, thơ của Tố Hữu mang hơi hướng trữ tình, chính trị.
  • Nêu vấn đề cần nghị luận Từ ấy, bài thơ thể hiện tình yêu của tác giả với quê hương, đất nước, thấm khổ nỗi vất vả của từng số phận con người.

II. Thân bài

1. Phân tích cảm nhận về khổ 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống

- Hai dòng đầu: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người.

  • Động từ “buộc” là một ngoa dụ để thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua “ranh giới” của “cái tôi” để chan hòa mọi người “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”.
  • Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến “trăm nơi” (hoán dụ) và “trang trải” sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể.

- Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ: “Để hồn tôi với bao hồn khổ” và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. Ta cũng gặp điều đó trong thơ Nguyễn Khoa Điềm - nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ xâm lược: “Khi chúng ta cầm tay mọi người - Đất nước vẹn tròn, to lớn”.

⇒ Tóm lại, Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

2. Phân tích cảm nhận về khổ 3: Khẳng định sự hòa hợp giữa con người với con người

- Hai câu thơ đầu: Tôi đã là con của vạn nhà, Là em của vạn kiếp phôi pha

  • Tác giả đã khẳng định sự hòa hợp giữa con người với con người
  • Lí tưởng của Đảng đã khai sáng tâm hồn con người
  • Tâm hồn được khai sáng, được nuôi dưỡng bởi lí tưởng

- Hai câu thơ sau: “Là anh của vạn đầu em nhỏ, Không áo cơm, cù bất cù bơ”

  • Tác giả là những người mòn mỏi, gian khổ
  • Say mê hoạt động cách mạng
  • Tha thiết cống hiến đời mình
  • Muốn giúp nước giải phóng dân dân tộc, giải phóng đất nước

III. Kết bài

  • Hồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và yêu quê hương chân thành.
  • Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình - chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng.
  • Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính.
  • Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.
  • Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc

Dàn ý cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Từ ấy - Mẫu số 2

1 Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nội dung 3 khổ cuối

2 Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác:

* Khổ 5: Vẻ đẹp lạc quan, yêu đời của người lính

- Niềm vui sum họp sau mưa bom đạn của kẻ thù.

- cái nắm tay, cái bắt tay của người lính

- “nắm lấy bàn tay” - “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"

* Khổ thơ thứ 6: Tình đồng chí, đồng đội gắn bó, yêu thương.

- Lúc cắm trại, các anh trò chuyện, ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt: chung bát,chung đũa, mắc võng chông chênh...

-  Điệp từ “lại đi”:  gợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cản nổi.

* Khổ thơ cuối: Ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước

- thể hiện ý chí sắt đá của những người lính

- Hai câu đầu dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống

- hai câu cuối là vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ: trẻ trung, lạc quan, dù hiểm nguy nhưng vẫn sẵn lòng

- trái tim: một chân lí của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ... mà là con người- con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường dũng cảm

* Liên tưởng với lý tưởng sống hiện nay của thanh niên

- Bình luận:

+ Lí tưởng sống sẽ là động lực giúp bạn vươn lên trong cuộc sống.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.

- những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp:

3. Kết bài:

- Tổng kết lại vấn đề

---/---

Trên đây là Dàn ý cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Từ ấy do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 13/03/2021 - Cập nhật : 19/03/2021