logo

Dàn ý Bình giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Tham khảo Dàn ý Bình giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!


Dàn ý Bình giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Mẫu số 1

Dàn ý Bình giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn ngắn gọn nhất

Mở bài

- Hương Sơn là một dãy núi thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, trên có chùa Hương, còn gọi là động Hương Tích, vốn là một cảnh đẹp nổi tiếng gồm nhiều hang động và đền chùa cổ. Từ xưa, các nhà thơ nước ta thường ngâm vịnh ngợi ca cảnh đẹp đó. Riêng Chu Mạnh Trinh từng bày tỏ lòng yêu mến Hương Sơn qua các bài thơ Hương Sơn nhật trình, Hương Sơn hành trình, đặc biệt là bài hát nói Hương Sơn phong cảnh.

- Dẫn đề và chuyển mạch.

Thân bài 

A. GIỚI THIỆU HƯƠNG SƠN 

1. Cảm hứng sáng tác mang màu sắc tôn giáo: 

Cửa từ bi công đức biết là bao ! 

Tuy nhiên, nhà thơ văn cảnh với cảm quan của một nghệ sĩ đang say mê ngây ngất trước cảnh sắc tự nhiên: 

Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt. 

2. Cho nên vào dầu bài hát, nhà thư vừa giới thiệu Hương Sơn, vừa bộc lộ tám. trạng: 

Bầu trời cảnh Bụt

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.

Kìa non non, nước nước, mây mây,

Đệ nhất động hỏi là đây có phải? 

- Ao ước bấy lâu nay như trở thành một nỗi khao khát.

- Kìa non non, nước nước, mây mây như tiếng reo ngạc nhiên trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên. 

- Cùng giới thiệu Hương Sơn như một thắng cảnh đệ nhất của trời Nam, “Nam Thiên đệ nhất động” mà người xưa đã từng đánh giá. 

- Hơn nữa, thú Hương Sơn còn thể hiện lòng say mê du ngoạn sơn thủy của người tài tử. 

B. TẢ CẢNH HƯƠNG SƠN 

1. Không khí thoát tục 

Cảnh Hương Sơn được miêu tả từ xa đến gần. Từ rừng Mai, khe Yến, tiếng chuông chùa đã thoáng ngân nga: 

Thỏ thẻ rừng Mai chim cúng trái,

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.

Thoảng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng. 

Chim chóc thỏ thẻ trong rừng Mai như đang dâng quả cúng Phật, cá lững lờ khe Yến như đang nghe tiếng tụng niệm. Chim say cúng, cá say kình nên con người càng say trong cảnh vật thiêng liêng. 

Tiếng chuông chùa ngân nga khiến cho cảnh vật và con người đều say chìm trong không khí đượm mùi thiến. Cái đẹp của Hương Sơn trước hết là cái đẹp của thiên nhiên, trong khung cảnh thiêng liêng ấy. 

Giật mình nhưng vẫn trung giấc mộng: lời thơ thì say vì đạo, nhưng ý thơ thì say vì cảnh. Cảnh đẹp thiêng liêng làm cho kẻ phàm tục có cảm tưởng trút bỏ mọi ưu phiền,lo toan trần thế để lắng đọng tâm linh, tâm hồn trở nên cao khiết, thánh thiện hơn: 

Lạ chi vừa bèn mùi thiền

Mà trăm não với ngàn phiền sạch không.

(Chu Mạnh Trinh) 

2. Vẻ đẹp cảnh vật 

Nét bút họa của nhà thơ thể hiện trong việc chọn lọc nhiều tính từ, trạng từ gợi hình để tả cảnh: lững lờ, long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh. Hơn nữa, đây là một cảnh thật sống động với chim hót, cá lượn, người say mê ngắm cảnh rồi hỏi, giật mình, trông lên đầy hình sắc, thanh âm.

Điệp từ này tạo ấn tượng trùng điệp những suối, chùa, hang, động: 

Này suối Giãi Oan, này chùa Cửa võng,

Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh, 

Hình ảnh một quần thể thắng tích độc đáo của thiên nhiên hiện lên với sắc màu long lanh: 

Nhác trông lên ai khéo họa hình,

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt. 

với đường nét, hình ảnh tạo cảm giác siêu thoát: 

Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,

Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây, 

Một hang lồng bóng nguyệt là hang sâu, ban đêm thường có ánh trăng rọi vào. Mấy lối uốn thang mây là lối đi quanh co lên đỉnh núi như bậc thang. Đó là hình ảnh thực. 

Nhưng cảnh cũng mang vẻ huyền bí, vì theo Thần Phổ; Chùa Hương có hang sâu thăm thẳm xuống đến âm ti và có thang mây lên đỉnh núi, tới cõi trời. 

C. SUY NIỆM CỦA NHÀ THƠ 

Từ rung cảm trước vẻ đẹp của một thắng cảnh và tình yêu thiên nhiên với cảm quan bén nhạy và tinh tế, nhà thơ như nghĩ về điều rộng lớn hơn: chuyện giang sơn, chuyện đất nước: 

Chừng giang sơn còn đợi ai đây,

Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt. 

Chuyện giang sơn đất nước ấy lồng vào hình thức tôn giáo: 

Lần tràng hạt niệm Nam vô Phật,

Cửa từ bi công đức biết là bao! 

Và: 

Càng trông phong cảnh càng yêu. 

Câu thơ có thể toát lên một ý nghĩa hàm ẩn: qua cảnh Hương Sơn, nhà thơ càng tha thiết mến yêu giang sơn nước Việt. 

Kết bài 

Yêu hương Sơn đến độ say sưa của một tâm hồn thi sĩ tài hoa, Chu Mạnh Trinh đã phát hiện và miêu tả được vẻ đẹp thanh thoát độc đáo của thắng cảnh nổi tiếng này Qua đó, nhà thơ cũng gửi chút tình cho đất nước, dù mờ nhạt, kín đáo của mình 


Dàn ý Bình giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Mẫu số 2

Dàn ý Bình giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn ngắn gọn nhất (ảnh 2)

Mở bài

- Chu Mạnh Trinh (1862-1905), tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, là một danh sĩ thời Nguyễn, ông là người đa tài, đặc biệt trong văn chương cũng có nhiều tác phẩm để đời.

- Một trong số những sáng tác nổi tiếng của ông là bài hát nói Hương Sơn phong cảnh ca, đây được xem là một trong những áng văn hay và đặc sắc của văn học Việt Nam khi nói về chốn tôn giáo linh thiêng.

Thân bài

* 4 câu thơ đầu: Khái quát vẻ đẹp của Hương Sơn "Bầu trời...có phải?"

- Câu thơ mở đầu "Bầu trời cảnh Bụt" mở ra chủ đề xuyên suốt toàn bài thơ, đó là không khí linh thiêng nơi cửa phật đang bao trùm lên toàn bộ cảnh vật, gợi ra vẻ đẹp thanh tịnh, thoát tục của núi rừng Hương Sơn.

- Vẻ đẹp của nơi đây là sự phối hợp giữa vẻ đẹp của non, nước, mây cùng với hệ thống hang động đẹp nhất trời Nam.

* 10 câu thơ tiếp "Thỏ thẻ...thang mây": Vẻ đẹp chi tiết của Hương Sơn:

- "Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái/Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh.": Vẻ đẹp thanh tịnh, cảnh vật yên bình, chậm rãi thong thả, được bao quanh bởi không khí thanh tịnh, thiền tu.

- "Thoảng bên tai một tiếng chày kình/Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.": Nghệ thuật lấy động chế tĩnh càng tô đậm cái sự yên tĩnh, thanh tịnh vô cùng của chốn Hương Sơn.

- Tiếng chuông chùa đánh thức con người khỏi giấc mộng phàm tục, giác ngộ rằng tất cả những vướng bận cuộc đời cuối cùng chỉ như là một giấc mộng tang hải thương điền, nhiều suy vi, biến đổi.

- "Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng/Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.": Vẻ đẹp phong phú đa dạng với nhiều thắng cảnh, di tích.

- 4 câu cuối "Nhác trông lên...uốn thang mây": Vẻ đẹp rất đỗi phiêu diêu, thư thái, vừa huyền ảo, vừa mỹ lệ, đặc sắc mà khó nơi nào có được.

* 5 câu thơ cuối "Chừng giang sơn...còn yêu": Biến chuyển trong tâm hồn tác giả:

- Câu hỏi tu từ "Chừng giang sơn còn đợi ai đây/Hay tạo hóa khéo ra tay sắp đặt", có ý ca ngợi vẻ đẹp của Hương Sơn, vẻ đẹp ấy dường như đang chờ mỗi một người trong thế gian.

- Chu Mạnh Trinh cũng dường như tạm quên đi thân phận, rũ bỏ hết âu lo, để hòa vào không khí thanh tịnh nơi đây, tâm hướng về Phật tổ, "Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật".

- Phong cảnh Hương Sơn quả thực là mang trong mình những vẻ đẹp hấp dẫn, khó chối từ, để trong lòng thi nhân mãi một ý nghĩ "Càng trông phong cảnh càng yêu".

Kết bài

- Hương Sơn phong cảnh ca là một tác phẩm hay với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan khoái như thả hồn vào cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng đã làm nổi bật vẻ đẹp thanh tịnh, nhưng cũng không kém phần thơ mộng tựa chốn bồng lai của quần thể danh thắng Hương Sơn.

- Vẻ đẹp và những xúc cảm tinh tế trong tâm hồn tác giả, đó là một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu sắc, kết hợp với cảm hứng Phật giáo của một danh sĩ đa tài.

---/---

Trên đây là Dàn ý Bình giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021