logo

Dẫn chứng về tính tự lập

Xung quanh chúng ta có rất nhiều những con người tài giỏi, thành công. Không phải tự nhiên họ có được những kết quả tốt đẹp. Đó là cả một quá trình dài. Trên hành trình đó không thể thiếu tính tự lập. Hãy cùng Toploigiai sưu tầm những dẫn chứng về tính tự lập để thấy được tự lập có vai trò quan trọng thế nào trong cuộc sống nhé!


Dẫn chứng về tính tự lập số 1: Amelia Earhart

 Amelia Earhart từng nói: “Một vài người trong chúng ta có những đường băng lớn được xây sẵn dành cho mình. Nếu bạn có đường băng như vậy, hãy cất cánh. Nhưng nếu bạn không có, hãy nhận thức được trách nhiệm của bạn là cầm xẻng lên và tự xây lấy cho mình, và cho những người sẽ theo sau bạn”. Khi có tính tự lập, chúng ta sẽ trở nên có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, biết tự lập kế họach, tự hành động, tự vượt qua khó khăn. Cùng với đó, sự tự lập cũng kích thích sự sáng tạo của con người, nhận thức toàn diện, bao quát hơn về mọi mặt, mọi vấn đề xã hội. Từ đó, con người trở nên bản lĩnh hơn mỗi ngày, dạn dày kinh nghiệm, trưởng thành hơn và làm chủ được cuộc sống của chính mình, góp phần cải thiện xã hội. Khi biết tự lập, thì dù mọi người có quay lưng lại với chúng ta, ta vẫn có thể tiếp tục đứng vững và bước đi: “Khi người ta quay lưng lại với bạn, hãy học cách làm ấm bàn tay phải bằng bàn tay trái của mình”.


Dẫn chứng về tính tự lập số 2: Edison

Có rất nhiều hành động chứng tỏ tính tự lập là vô cùng cần thiết. Edison, một nhà bác học nổi tiếng với nhân loại với những phát minh vĩ đại, đã tự mình tìm tòi, sáng chế ra những thí nghiệm quan trọng mà không phải dựa dẫm vào người khác. Hay gần gũi hơn cả, là những em bé vùng cao trên đất nước Việt Nam này. Bố mẹ phải đi làm từ sớm, các em phải ở nhà chăm em, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm… Chúng tự ý thức được những việc cần phải làm và sống tự lập.


Dẫn chứng về tính tự lập số 3

Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy rằng biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dẫn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.


Dẫn chứng về tính tự lập số 4: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

Tấm gương nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký. Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Ông đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy, ông đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương về tính tự lập và vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo.

Dẫn chứng về tính tự lập - Ảnh 1

Dẫn chứng về tính tự lập số 5

Ví dụ như ngay khi bạn đang là một học sinh chẳng hạn. Tính tự lập được thể hiện qua ngay việc bản thân bạn có tự giác làm bài hay không, có ý thức tham gia vào các công việc gia đình hay không … Ở trường, khi được giao bài tập khó, thay vì chép bài bạn, thì bạn sẽ tự suy nghĩ cho đến khi cảm thấy nó nằm ngoài tầm giải quyết của bản thân thì mới nhớ đến thầy cô, bạn bè. Hay như khi ở nhà, thay vì để mẹ lo hết mọi công việc trong gia đình, bạn có thể tự mình dọn dẹp phòng ngủ của bản thân, thậm chí giúp mẹ khi không được nhờ vả.


Dẫn chứng về tính tự lập số 6: Stephen Hawking

Năm 21 tuổi, ông mắc bệnh xơ cứng teo cơ (ALS). Hay còn gọi là bệnh teo tế bào thần kinh vận động. Năm 1970, ông bắt đầu sử dụng xe lăn và không thể rời khỏi xe lăn được nữa. Ông không thể viết, thậm chí còn nói ngọng. Nhưng ông lại là người viết lên cuốn sách khoa học phổ thông bán chạy nhất thế giới đó chính là “Lược sử thời gian”.

Bệnh tật khiến chân tay ông không thể cử động được. Nhưng nó lại cho ông có đủ thời gian để suy nghĩ, khiến tư duy não bộ của ông trở nên độc lập. Khiến ông phải ngồi trên xe lăn, nhưng suy nghĩ và tư duy của ông lại xoay quanh vũ trụ. Đồng thời giúp ông hướng đến thành công. Năm 1988, ông nhận được Giải Wolf về Vật lý. Như vậy có thể, tự lập có vai trò rất lớn và hết sức quan trọng trên con đường hướng đến thành công của chúng ta.


Dẫn chứng về tính tự lập số 7: Nhân vật Mai An Tiêm

Nhìn lại câu chuyện về Mai An Tiêm và quả dưa hấu. Mai An Tiêm vốn là con rể của vua Hùng. Cuộc sống quyền quý và muốn gì được nấy song tất cả đều do chàng tự làm ra. Chàng có thể ngẩng cao đầu và tự hào rằng: Tất cả những thứ này, tất cả cơ ngơi này là do bàn tay tôi làm ra. Câu nói ấy đã làm cho vua Hùng tức giận, đẩy chàng ra đảo hoang tự sinh tự diệt. Song, với bản lĩnh đã được tôi luyện, với cách sống tự lập không sống phụ thuộc vào kẻ khác, chàng đã chứng minh được cho vua Hùng thấy bản lĩnh của mình, dâng lên vua cha quả dưa hấu lòng đỏ ngọt lịm như tấm lòng và nhân cách của chàng. Tự lập giúp cho Mai An Tiêm đứng vững được trước sóng gió. Ta đặt giả định chàng chỉ là kẻ biết phó mặc cuộc đời, một kẻ sống không tự lập, như vậy khi cao giọng nhận thành quả về mình có thể đường đường chính chính không? Có thể sống trên đảo hoang mà không có người ở, không thức ăn nước uống, không một tấc sắt trong tay không? Tôi dám chắc là không? Thậm chí, nói thẳng ra là chưa đến ba ngày đã chết vì đói khát, vì nhu nhược trên hòn đảo đó.


Dẫn chứng về tính tự lập số 8: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Có rất nhiều tấm gương tiêu biểu cho lối sống tự lập. Nhưng không thể không nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã ra đi tìm đường cứu nước khi mới chỉ là một chàng thanh niên còn trẻ tuổi. Chỉ với hai bàn tay trắng, không có bất kì một sự giúp đỡ nào, Bác vẫn ra đi về các nước phương Tây. Dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng Bác vẫn không ngừng học hỏi để có thể tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Ngay cả khi đã trở thành một vị Chủ tịch nước - lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, Bác vẫn giữ được đức tính tốt đẹp đó. Xung quanh Bác có rất ít người giúp việc, thường chỉ là những người thân cận nhất. Những việc Bác có thể tự làm thì đều không làm phiền đến người khác. Thế mới thấy, Hồ Chủ tịch chính là một biểu tượng của tính tự lập.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay đã phát huy được đức tính tốt đẹp ấy. Nhiều em học sinh luôn tự giác và đạt được kết quả cao trong học tập. Nhiều sinh viên đã tìm tòi, sáng tạo ra nhiều phát minh độc đáo, có ích cho xã hội. Ví dụ như trong đại dịch Covid-19 vừa qua những sản phẩm như bánh mì thanh long, bún dưa hấu… đều được tạo ra bởi chính đầu óc sáng tạo của những có người có tính tự lập. Khi gặp phải vấn đề họ sẽ tìm cách để giải quyết chứ không phải là than thở hay ỷ lại người khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít bạn trẻ đang trở nên thiếu tính tự lập: ỷ lại vào việc học thêm, tài liệu trên mạng Internet, các sách tham khảo… Không chịu tự duy, sáng tạo ra những cái mới mẻ do chính mình tạo ra. Nhiều người thậm chí có suy nghĩ dựa dẫm vào gia đình, bạn bè chứ không chịu cố gắng rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Đó là những hành vi cần phải tránh xa.


Dẫn chứng về tính tự lập số 9: Nguyễn Khuyến

Trong sử sách nước ta đã lưu danh một cậu học trò nghèo với lòng hiếu học đã đỗ đầu 3 kỳ thi đó chính là cụ Nguyễn Khuyến(1835 -1909). Từ khi còn là một cậu bé, Nguyễn Khuyến đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khóa trên và thuộc làu làu từng bài. Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học, cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Ông đã mua tập giấy và bút cho cậu học tập để không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa.

Từ đó, Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hàng ngày đều chăm chỉ học tập. Cậu học đến quên ăn, quên ngủ và một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang sách. Nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến cậu chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng. Bằng lòng hiếu học, cậu đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ đêm mờ nên trong một buổi học dưới ánh trăng, cậu đã nảy ra ý định đốt lá để dùng ánh lửa đọc sách. Từ lòng ham học hỏi của mình, Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.


Dẫn chứng về tính tự lập số 10

Có tính tự lập thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dẫn chứng ở các bạn sinh viên khi lên thành phố học tập đều phải xa nhà, tự mình bươn chải kiếm sống, tự lo liệu học tập, ba mẹ chỉ ủng hộ về mặt tinh thần và phần nào vật chất. Các anh chị sinh viên ấy phải tự mình thuê nhà trọ, tự mình kiếm việc làm để trang trải cuộc sống cho bốn năm đại học trên thành phố đầy bon chen và cạm bẫy. Chính nhờ sự tự lập như vậy mà các anh chị đó sau khi học xong thì rất vững vàng về mặt kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống. Bởi vì trong thời gian các anh chị làm việc đã giúp cho các anh chị có sự cọ sát thực tế cuộc sống. Trau dồi cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nhẫn nại, chịu khó…Với sự rèn luyện như vậy chắc chắn những anh chị sinh viên này sẽ dễ dàng thành công trong công việc ở tương lai.


Dẫn chứng về tính tự lập số 11: Đỗ Nhật Nam

Thần đồng Đỗ Nhật Nam chàng trai tài năng, niềm tự hào của Việt Nam bắt đầu cuộc sống tự lập ở Mĩ từ lúc 13 tuổi, luôn phấn đấu cố gắng không ngừng để đạt được những thành tích, bằng khen đáng khích lệ. Hay đôi khi chỉ đơn giản như việc ta cố gắng nghĩ cách giải của một bài toán khó, giúp đỡ cha mẹ những công việc vặt trong gia đình: quét nhà, chăm sóc em… Dù cho đó chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng đã bước đầu hình thành trong ta tính tự lập.


Dẫn chứng về tính tự lập số 12: Picaso 

Thuở thiếu thời Picaso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi ” Ở đây có bán tranh của Picaso không?”. Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán đước và nổi tiếng từ đó -> Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.


Dẫn chứng về tính tự lập số 13: Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh là một hiền tài nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với tư chất thông minh cùng sự hiếu học, ông đã tìm tòi và học hỏi được rất nhiều điều hay. Bên cạnh đó, bản thân Lương Thế Vinh cũng là đứa trẻ năng động nên cậu đã sáng tạo ra nhiều trò chơi để vui chơi cho đám trẻ trong làng. Chẳng hạn như trò chơi thả diều, câu cá, bẫy chim hay lấy quả bưởi làm bóng để đá. Cậu cùng các bạn vừa vui chơi nhưng lại vừa học hỏi.

Khi mới 20 tuổi, ông đã am hiểu những kiến thức uyên bác và nổi tiếng khắp vùng. Vào năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khoa thi Quý Mùi và được vua tin tưởng giao trọng trách soạn thảo văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Vốn bản tính ham học hỏi lại được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, ông có hiểu biết sâu rộng, trở thành một nhà bác học khá toàn diện. Ông dạy cho người đương thời từ phép cửu chương (tính nhân) tiến lên phép bình phương, hệ thống đo lượng đương thời (tiền, vải, thóc, gạo …), cách đo bóng (đo bóng cây tính chiều cao của cây), toán đạc điền (đo đạc diện tích ruộng đất)…


Dẫn chứng về tính tự lập số 14: Nick Vujicic

Chào đời ngày 4/12/1982 tại Melbourne, Australia, Nick Vujicic dù là một đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng không có cả hai chi trên và dưới, chỉ có 2 chân nhỏ, và một trong đó có 2 ngón chân. Không ai có thể giải thích tại sao anh lại mắc hội chứng cực kỳ hiếm gặp, vì thế, cả Nick và bố mẹ suốt nhiều năm vẫn tự hỏi tại sao điều đó lại xảy ra với gia đình họ.

Những năm tháng đi học bắt đầu gặp phải những khó khăn. Suốt tuổi thơ, Nick phải đối mặt với nhiều vất vả ở trường lớp, thường xuyên bị tuyệt vọng và cô đơn. Nick luôn băn khoăn rằng tại sao mình lại khác tất cả bọn trẻ. Nick tự hỏi về mục đích sống, thậm chí liệu cuộc sống của cậu có ý nghĩa gì hay không.

Dẫn chứng về tính tự lập - Ảnh 2

Vujicic dần dần nhận ra cuộc sống vẫn tốt đẹp khi không có chân tay, vẫn có thể làm mọi việc như người bình thường. Từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào người khác khi phải làm những việc cơ bản nhất như đi vệ sinh, ăn uống, thay quần áo, Nick tập viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái mà cậu gọi là “chiếc đùi gà”, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù.

Không chỉ vậy, anh nhận ra với sự nỗ lực, những điều anh đã làm có thể sẽ truyền cảm hứng cho những người khác nữa. Năm 17 tuổi, anh thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình, Life without Limits - Cuộc sống không giới hạn. Vujicic giới thiệu những buổi nói chuyện khích lệ với toàn thế giới về một cuộc sống của một con người khuyết tật có hy vọng và tìm được ý nghĩa cho cuộc sống mình.

Anh tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi, với tấm bằng kép ngành kế toán và kế hoạch tài chính. Sau đó, anh trở thành một diễn giả về động lực cuộc sống, đi tới nhiều nước trên thế giới, và nói chuyện chủ yếu về những vấn đề của tuổi thanh thiếu niên. Nick đã nói chuyện với hơn 3 triệu người tại hơn 24 quốc gia, 5 châu lục. Tinh thần tự lập và nỗ lực vượt qua khó khăn của anh thật đáng ngưỡng mộ.


Dẫn chứng về tính tự lập số 15:  Albert Einstein 

Albert Einstein được coi là một trong những cha đẻ của vật lý hiện đại, nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 với những phát minh, khám phá diệu kỳ thay đổi cả thế giới.
Điều đáng ngạc nhiên, khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Từ nhỏ ông đã không thể nói cho đến lúc lên bốn và chỉ đọc được mặt chữ khi lên bảy. Cha mẹ, giáo viên cùng những người xung quanh đều cho rằng ông bị thiểu năng và không thể hòa nhập cùng xã hội được.

icon-date
Xuất bản : 07/08/2021 - Cập nhật : 23/08/2023

Tham khảo các bài học khác