logo

Dẫn chứng về lòng tự trọng (15 mẫu)

Lòng tự trọng được coi là một trong những nhân cách, tính cách cần có của mỗi con người chúng ta trong cuộc sống hiện tại và cả mai sau. Và tất nhiên, những tấm gương tiêu biểu về lòng tự trọng thì không bao giờ thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Cái quan trọng là chúng ta có biết cách nhìn nhận và đánh giá nó không mà thôi. Sau đây, Toploigiai mời bạn cùng tham khảo một vài dẫn chứng về lòng tự trọng để có cách nhìn về cuộc sống và sống tốt hơn


Khái niệm lòng tự trọng

       Lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự, phẩm chất, tư cách của chính bản thân. Lòng tự trọng là một đức tính cần phải có trong người xung quanh, mất tự trọng bạn sẽ mất đi rất nhiều thứ, mất luôn cả giá trị chính mình.

       Người có lòng tự trọng là luôn biết trị giá của chính mình mình. Biết mình là ai, mình có những gì, tự hào về điều gì và không để mọi người xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người.


Biểu hiện và ý nghĩa của lòng tự trọng

Lòng tự trọng được biểu hiện thông qua lời nói, hành động hàng ngày của mỗi người như:

- Luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao bằng năng lực của mình. Biết tiếp thu, lắng nghe ý kiến của người khác để hoàn thiện công việc tốt nhất. Không nhờ vả người khác rồi cướp công làm việc của họ thành của mình.

- Dám đứng ra chịu trách nhiệm với những việc mình đã làm khi có sự cố xảy ra, không đổ lỗi cho người khác để phủ nhận trách nhiệm của bản thân.

- Biết nhận ra lỗi lầm của mình và hoàn thiện bản thân dựa trên sự góp ý của người khác một cách vui vẻ, chân thành. Không tự ái, tự kiêu tự đại.

Dẫn chứng về lòng tự trọng - Ảnh 1

- Sống hòa đồng với mọi người, thương yêu và chia sẻ với những người xung quanh, dùng lời nói, cử chỉ lịch sự thể hiện tôn trọng người khác, cũng chính là tôn trọng chính mình.

- Biết sống tự lập, có chính kiến và kiên định với mục tiêu của mình, không bị tha hóa bởi các yếu tố tiêu cực.

- Ngoài ra, lòng tự trọng còn được biểu hiện ở những hành động nhỏ như: nhặt được của rơi thì trả người mất, biết xin lỗi khi phạm sai lầm một cách chân thành, không tham lam,….

=> Lòng tự trọng rất quan trọng trong cuộc sống và có thể giúp chúng ta tự tin hơn, luôn có năng lượng tích cực mỗi ngày. Lòng tự trọng cho ta động lực để vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Người có lòng tự trọng sẽ càng có uy tín và nâng cao phẩm giá, nhận được sự yêu thương chân thành từ mọi người xung quanh.


Dẫn chứng về lòng tự trọng


1. Dẫn chứng về lòng tự trọng: anh hùng Trần Bình Trọng

       Trong lịch sử Việt Nam, người anh hùng Trần Bình Trọng từng thốt lên đầy hào sảng và tự tin trước mặt kẻ thù cướp nước:

“Ta thà làm giặc nước Nam

Chứ không làm vua nước Bắc”


       Câu nói này đã thể hiện thật đầy đủ lòng tự trọng của người anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng. Anh hiểu được cái nhân phẩm của mình phải trung với nước hiếu với dân, dù có phải hy sinh thì cũng phải làm ma trên chính quê hương thân yêu của mình. Anh chấp nhận chết còn hơn là làm vương trên đất của kẻ thù. Đối với anh, làm vua trên đất của kẻ thù là một sự sỉ nhục lớn đối với danh dự, lương tâm và trách nhiệm của chính bản thân mình. Cao hơn lòng tự trọng, ở Trần Bình Trọng ta còn thấy được lòng tự hào, tự tôn dân tộc vô cùng sâu sắc và mãnh liệt.


2. Dẫn chứng về lòng tự trọng: Nhân vật Ông hai trong tác phẩm Làng (Kim Lân)

Trong văn học Việt Nam cũng có rất nhiều hình tượng nhân vật được tác giả, nhà văn khắc họa lên mang trong mình lòng tự trọng sâu sắc. Ví dụ điển hình như nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Ông Hai là một người nông dân phải đi ẩn cư bởi làng ông bị giặc chiếm đóng. Nhưng trong tiềm thức của mình, ông Hai vẫn luôn luôn đau đáu về một làng quê – nơi mà mình chôn nhau cắt rốn, sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Tuy phải ẩn cư nhưng trong ông Hai vẫn mang trong mình lòng tự trọng, niềm tin và phẩm giá của chính bản thân ông hay là những người dân ở làng ông. Họ là những con người không bao giờ có thái độ hòa hoãn với giặc, đầu hàng giặc mà luôn luôn có tinh thần kháng chiến, dũng cảm mà đứng lên bảo vệ làng xóm, quê hương. Đó là lòng tự trọng đồng thời là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc sâu sắc.


3. Dẫn chứng về lòng tự trọng: Nhân vật Thị trong Vợ nhặt (Kim Lân)

Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ tới nhân vật thị trong "Vợ nhặt" của Kim Lân. Cái đói đã đẩy Thị đến bước đường đánh mất lòng tự trọng. Thị gạ ăn với anh Tràng rồi chỉ tin những câu nói bông đùa theo không Tràng về làm vợ. Lòng tự trọng của Thị đã bị mất hoàn toàn chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Nhưng không thể trách Thị. Thị chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình.


4. Dẫn chứng về lòng tự trọng: Cậu bé bán vé số     

Một cậu bé bán vé số trên đường. Đi qua một quán nước mời mua mà không ai chịu. Đi được một quãng, hai chàng thanh niên uống nước ở vỉa hè ném vỏ lon ra lòng đường. Cậu bé nhặt lên mà ai cũng nghĩ cậu lượm về đem bán. Nhưng không, cậu mang chúng vào thùng rác trước ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người. Thấy thế một anh gọi cậu đến hỏi: "Tại sao em không đem về bán". Cậu trả lời: "Cô giáo em dạy không được xả rác bừa bãi" - "Em còn đi học hả?" - "Dạ không em nghỉ rồi ạ". "Lại đây anh mua vé số cho". "Sao vừa nãy em mời anh không mua". "Bây giờ anh tội nghiệp em". "Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp". Lòng tự trọng của cậu bé thật khiến anh thanh niên phải suy ngẫm. Một bài học quí giá về cách cư xử giữa con người với nhau. 

Dẫn chứng về lòng tự trọng - Ảnh 2

5. Dẫn chứng về lòng tự trọng: Tê-rếch Sam và lòng tự trọng khi tham gia giao thông

Tôi nhớ câu nói của Tê-rếch Sam, cô gái gốc Việt xinh đẹp từ nước Anh về Hà Nội dự chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Ngồi xe con đi trên đường phố Hà Nội hỗn loạn vì xe cộ, nhiều lúc cô thót tim vì sợ tai nạn giao thông có thể đến với mình bất cứ lúc nào. Có nhà báo hỏi: “Trước khi trở về Anh quốc, cô có nhận xét gì sau những ngày ở Việt Nam và Hà Nội?”, Tê-rếch Sam trả lời rất chân thành và hồn nhiên: “Em nghĩ là mỗi người nên có lòng tự trọng khi tham gia giao thông!”. Cũng nhận xét về tình trạng giao thông quá bát nháo ở Việt Nam, nữ văn sĩ nổi tiếng người Đức, bà Y-u-li Giê-ni, sau 4 tuần du lịch ở Việt Nam, đã viết cuốn sách rất thu hút độc giả Đức nhan đề: Nhật ký du lịch Việt Nam. Bà mô tả cảnh giao thông ở Việt Nam và Hà Nội “quay cuồng như một màn xiếc tập thể” và “như một nồi súp cực nóng” khiến bà hoảng loạn. Và bà kết luận: “Tham gia giao thông ở Việt Nam cần ý chí dũng cảm và không sợ chết”. Vì thế, khi tham gia giao thông, mỗi chúng ta hãy thể hiện lòng tự trọng của mình thông qua những hành động nhỏ như: Thực hiện dudngs luật an toàn đường bộ, biết xin lỗi khi xảy ra tai nạn, biết giúp đỡ người già khi sang đường,…


6. Dẫn chứng về lòng tự trọng: Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

       Ngay từ xa xưa cha ông ta đã là những tấm gương sáng về lòng tự trọng. Đó là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn yêu nước căm thù giặc sâu sắc “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”. Ông không chịu khuất phục trước kẻ thù, không chấp nhận để lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của một tướng võ triều đại nhà Trần bị chà đạp. Đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm lui về ở ẩn để giữ gìn khí tiết, không vướng danh lợi và đồng tiền khi sống trong xã hội “Còn tiền còn bạc còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.


7. Dẫn chứng về lòng tự trọng: chuyện bác nông dân Lê Hảo ở Quảng Ngãi

       Trong cuộc sống hằng ngày ta bắt gặp không ít những có người có tấm lòng tự trọng cao đẹp dù chỉ là hành động nhỏ. Con người ấy có thể là cậu bé nghèo ăn xin, nhặt nhạnh ve chai hay đánh giày nhưng không trộm cắp. Đó là câu chuyện bác nông dân Lê Hảo ở Quảng Ngãi đem trả lại 152 triệu tiền huyện bồi thường nhầm cho gia đình ông với lí do “Không phải của mình thì trả lại”. Liệu rằng trong xã hội đồng tiền như hiện nay có bao nhiêu người làm được như bác. Ta khoan bàn đến việc tắc trách của cán bộ mà hãy lấy việc làm của bác Hảo làm tấm gương cho mình. 


8. Dẫn chứng về lòng tự trọng: sinh viên Nguyễn Chúc Ly

Cô sinh viên Nguyễn Chúc Ly trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau từ chối nhận học bổng mỗi tháng 500 ngàn đồng vì lí do cô đang là sinh viên năm cuối, ra trường sẽ xin đi làm ngay vì nhà quá khó khăn nhưng cô muốn giành suất học bổng đó cho các bạn còn tiếp tục học và hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn. Chính tấm lòng ấy làm sáng ngời lên nhân cách đáng quý.


9. Dẫn chứng về lòng tự trọng: lòng tự trọng của người Nhật Bản

       Thực tế đã chứng minh rằng, những con người có lòng tự trọng thường đạt được thành công lớn và luôn được mọi người nể phục, kính trọng. Người Nhật Bản nổi tiếng là những người có lòng tự trọng và kỉ luật cao, điều đó đã khiến họ trở thành một quốc gia hùng mạnh như ngày hôm nay. Kỹ sư Nhật Bản Kishi Ryoichi trong quá trình xây dựng một cây cầu ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đứt cáp. Ông đau đớn và suy sụp nặng nề, không lâu sau ông tự sát và viết thư để lại nhận trách nhiệm về mình. Có lẽ ông không phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự cố đó, nhưng với lòng tự trọng sâu sắc ông không thể tiếp tục sống mà lựa chọn cái chết. Cái chết của ông đã gây tiếc thương trong lòng nhiều người và người ta cũng càng kính nể hơn nữa lòng tự trọng của ông và của đất nước Nhật Bản.

Dẫn chứng về lòng tự trọng - Ảnh 3

10. Dẫn chứng về lòng tự trọng: Cụ Đỗ Thị Mơ

Cụ bà Đỗ Thị Mơ ở xã Lương sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa được chứng nhận là hộ nghèo nhưng bà đã xin thoát nghèo vì gia cảnh vẫn đủ sống qua ngày để nhường lại lợi ích cho người nghèo hơn.


11. Dẫn chứng về lòng tự trọng: Anh Lê Thái Bình

Anh Lê Thái Bình ở thôn Trung Thượng, xã kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, hà Tĩnh bị ảnh hưởng ( tật nguyền, ốm yếu ) bởi chất độc da cam nhưng đã nói :" Lòng tự trọng không cho phép tôi ăn bám mãi vào người khác dù tôi khuyết tật. Lòng tự trọng không cho phép tôi trở thành người ngu dốt dù tôi có thể ỷ vào việc quanh năm chỉ làm bạn với 4 bức tường. Lòng tự trọng càng không cho phép tôi biến mình thành một kẻ đáng thương để được người khác thương hại. "


12. Dẫn chứng về lòng tự trọng: Anh hùng Lí Tự Trọng

Có một tấm gương về lòng tự trọng mà chúng ta ai ai cũng biết, đó là người anh hùng Lí Tự Trọng. Sau khi bị giặc bắt và giam cầm, tra tấn ở khám lớn Sài Gòn, một thời gian không thu được kết quả, quân giặc đã đưa Lí Tự Trọng về xử án. Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã mở một phiên tòa đại hình để xử một chiến sĩ cộng sản Việt Nam chưa đầy 18 tuổi. Lý Tự Trọng đã bị kết án tử hình.

Đứng trước cái chết, Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh chủ động biến phiên tòa của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản. Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân “mở lượng khoan hồng” vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành và “hành động thiếu suy nghĩ”, anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói:

“Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.

Ý chí và hành động của anh là minh chứng hùng hồn về bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành, tinh thần bất khuất của người cộng sản, đồng thời là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hành động dũng cảm ấy của anh đã cho thấy lòng tự tôn rất cao của một con người có nhân cách cao đẹp và thà chấp nhận cái chết chứ không để mất đi lòng tự trọng của chính mình.


13. Dẫn chứng về lòng tự trọng: Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi: Là một nhà văn, nhà ngoại giao và quân sự nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ông có lòng tự trọng rất cao và không bao giờ chấp nhận việc đầu hàng trước thực dân Pháp. Ông cũng là tác giả của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” – một tài liệu quan trọng trong lịch sử Việt Nam.


14. Dẫn chứng về lòng tự trọng: Lão Hạc

“Lão Hạc” là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, kể về cuộc đời của một người đàn ông nghèo khổ tên là Lão Hạc. Lão Hạc được miêu tả là một người có lòng tự trọng cao dù đang sống trong cảnh nghèo khó và bị coi thường bởi người khác.

Ví dụ, trong truyện, Lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của người khác bởi vì ông muốn tự mình kiếm sống và không muốn nhận “miếng bánh miễn phí” từ người khác. Thay vì đợi người khác giúp đỡ, Lão Hạc cố gắng lao động chăm chỉ và tận dụng mọi cơ hội để kiếm tiền. Ông tự tin vào khả năng của mình và không sợ khó khăn.

Khi Lão Hạc bị bắt vì một tội ác mà ông ấy không phạm, Lão Hạc không hề đổ lỗi cho người khác hay gặp nản chí. Thay vào đó, Lão Hạc kiên trì giữ vững lòng tin và kiên quyết chống lại bất công, đến khi sự thật được phơi bày và ông được trả tự do. Từ đó, Lão Hạc trở thành một người gương mẫu cho lòng tự trọng cao và sự kiên trì trong cuộc sống.


15. Dẫn chứng về lòng tự trọng: Gia đình bà Nguyễn Thị Chi

Gia đình bà Nguyễn Thị Chi (ngụ ấp Công Bình, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) là một trường hợp điển hình về hộ nghèo.

Cái nghèo đeo bám gia đình này không phải vì xuất phát từ lười biếng, cờ bạc, rượu chè… như nhiều trường hợp khác mà là do xuất phát điểm đã nghèo, rồi sau đó người chồng là ông Mai Văn Thi mắc bệnh khô phổi, hở van tim… Một mình bà Chi cáng đáng gia đình, chăm chồng, nuôi con. Khi phải bán đi 5.000 m2 đất cha mẹ chia cho để có tiền lo thuốc thang cho chồng, gia đình bà rơi ngay vào cảnh kiệt quệ.

Hàng chục năm qua, trên chiếc xe đạp cũ được hàng xóm cho, ngày nào bà Chi (nay đã 62 tuổi) cũng rong ruổi hàng chục km để bán cá, mắm, rau đồng… Khi không có hàng gì để bán thì ai thuê gì làm đó, từ rửa chén cho các quán ăn, tiệc cưới, làm cỏ… Điều đáng quý là, bây giờ, sau 11 năm trong diện hộ nghèo, và nay đương nhiên vẫn nghèo, nhưng vợ chồng bà vẫn quyết định nộp lên ngành chức năng địa phương để xin ra khỏi hộ nghèo.

Lập luận của vợ chồng bà Chi rất đơn giản, rằng biết ra khỏi diện hộ nghèo thì gia đình sẽ mất đi một số quyền lợi nhưng vì nhiều trường hợp còn khó hơn và đang cần giúp đỡ nên phải nhường suất hỗ trợ chính sách cho họ. Vả lại, nay con cái đã tự lập được, bệnh tình của chồng bà cũng đỡ dần, nhà nước cũng đã hỗ trợ một ít tiền để gia đình làm được căn nhà…

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu dẫn chứng về lòng tự trọng do Toploigiai sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

icon-date
Xuất bản : 19/05/2021 - Cập nhật : 24/08/2023

Tham khảo các bài học khác