logo

Đại lượng đặc trưng của nguồn điện

Nguồn điện là các thiết bị điện có khả năng cung cấp dòng điện lâu dài cho thiết bị sử dụng điện hoạt động. Đại lượng đặc trưng của nguồn điện là suất điện động và điện trở trong


Trắc nghiệm: Đại lượng đặc trưng của nguồn điện

A. Cường độ dòng điện tạo được

B. Hiệu điện thế tạo được

C. Suất điện động và điện trở trong

D. Công của nguồn

Trả lời: 

Đáp án đúng: C. Suất điện động và điện trở trong

Đại lượng đặc trưng của nguồn điện là suất điện động và điện trở trong


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Nguồn điện là gì?

Nguồn điện là các thiết bị điện có khả năng cung cấp dòng điện lâu dài cho thiết bị sử dụng điện hoạt động. Mỗi nguồn điện sẽ có 2 cực là cực âm (-) và cực dương (+). Các thiết bị được coi là nguồn điện đó là pin, ắc quy, máy phát điện,…

>>> Xem thêm: Nguồn điện là gì? Ví dụ về nguồn điện?


2. Các loại nguồn điện

a) Nguồn điện 1 chiều

Nguồn điện 1 chiều là những nguồn cung cấp dòng điện 1 chiều – dòng điện không có tần số (f=0). Nguồn điện 1 chiều có cực âm và cực dương cố định không biến đổi theo thời gian. Một số nguồn điện 1 chiều có thể kể đến như: pin Ắc-quy, máy phát điện 1 chiều…

Đại lượng đặc trưng của nguồn điện

b) Hiệu điện thế 1 chiều

- Hiệu điện thế được dùng để chỉ sự chênh lệch về điện áp của hai cực trong một nguồn hoặc giữa hai điểm đo ở trong cùng một mạch điện. Đối với nguồn điện 1 chiều thì cực âm thường mang giá trị bằng 0V và được gọi với tên gọi là mass hay GND.

- Đơn vị đo lường của hiệu điện thế là: V (Volt), kV (Kilovolt), mV (Milivolt), MV (Megavolf), …

c) Cách ghép các nguồn điện 1 chiều

- Ghép nối tiếp: Đây là cách ghép nối các nguồn điện 1 chiều nhỏ lại với nhau (các nguồn được ghép nối với nhau thường giống nhau). Cách ghép nối này sẽ giúp tăng giá trị điện áp của nguồn điện lên.

- Ghép song song: với cách ghép này cường độ của dòng điện sẽ được tăng lên nhờ việc mắc nối song song các nguồn điện giống nhau với nhau.

- Ghép xung đối: Đây là kiểu ghép mà nối cực âm hoặc cực dương của hai nguồn điện lại với nhau. Khi đó, suất điện động của bộ nguồn sẽ bằng hiệu suất điện động của hai nguồn, điện trở sẽ bằng tổng điện trở của cả 2 nguồn điện.

- Ghép hỗn hợp đối xứng: Đây là kiểu ghép nối nhiều dãy nguồn điện ghép nối song song lại với nhau, mỗi dãy này sẽ có nhiều nguồn điện giống nhau mắc nối tiếp.

d) Nguồn điện xoay chiều

- Nguồn điện xoay chiều hay còn được gọi là nguồn điện hai chiều, là nguồn cung cấp dòng điện xoay chiều. Nguồn điện này có cực dương và cực âm luôn luôn biến đổi theo thời gian chứ không hề cố định như nguồn điện 1 chiều.

- Một cực có thể đóng vai trò là cực âm hay cực dương tại những thời điểm khác nhau. Nói một cách dễ hiểu hơn là tại thời điểm t1 cực này có thể đóng vai trò là cực dương nhưng song tại thời điểm t2 sẽ biến đổi lại thành cực âm.

- Hiệu điện thế xoay chiều: Hiệu điện thế xoay chiều sẽ được ký hiệu là U. Hiệu điện thế xoay chiều tại Việt Nam là 220V.

e) Nguồn điện 3 pha

- Các dòng điện 3 pha hiện nay thường sẽ bao gồm có 4 dây chính cấu tạo nên: 1 dây trung tính và 3 dây pha.

- Ba dây pha được sắp xếp lệch nhau 1 góc khoảng 120 độ. Đối với các nguồn điện 3 pha thì cấu trúc của nó được thể hiện trong 2 dạng cấu hình chính đó là: kết nối sao hoặc kết nối tam giác.

- Kết nối sao được ứng dụng trong việc truyền tải các dòng điện áp đường dài. Nguồn điện 3 pha được sử dụng chính trong các nhà máy sản xuất công nghiệp với mục đích chính đó là để giải quyết các vấn đề hao tổn liên quan đến điện áp.

- Các dòng điện 3 pha hiện nay chỉ được sử dụng cho các thiết bị máy công suất 3 pha. Điều nữa đó là giá trị điện áp ở mỗi Quốc Gia là khác nhau, dưới đây là một vài các gợi ý cho bạn:

- Tại Việt Nam thì chúng ta đang sử dụng giá trị điện áp là 380V cho 3 pha.

- Ở tại quốc gia Hoa Kỳ thì mức điện áp sử dụng là 220V 3 pha.

- Còn tại quốc gia Nhật Bản (Japan) đang sử dụng điện áp đó là 200V 3 pha.


3. Nguyên lí hoạt động nguồn điện

- Nguồn điện có 2 cực âm và dương, khi mắc nguồn điện vào trong mạch điện có dây dẫn bằng kim loại, dòng electron tự do chuyển động dọc theo dây dẫn về phía vực dương của nguồn điện của nguồn điện kết hợp với các điện tích dương ở cực dương của nguồn điện tạo thành nguyên tử trung hòa về điện

- Cùng thời điểm đó bên trong nguồn điện sẻ xuất hiện một lực sinh công dịch chuyển các điện tích âm về cực âm, các điện tích dương về cực dương tạo nên sự chênh lệch giữa 2 cực của nguồn điện

- Sau mỗi lần dịch chuyển điện tích âm từ cực dương về cực âm, nguồn điện mất dân năng lượng cho đến khi hết thì điện thế tại hai cực nguồn điện cân bằng, khi đó dòng điện không còn dòng chảy của điện tích

icon-date
Xuất bản : 07/05/2022 - Cập nhật : 08/05/2022