logo

Đại diện của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Đại diện của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Sinh học cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Đại diện của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

- Tế bào nhân sơ: Vi khuẩn, vi khuẩn lam, xạ khuẩn

- Tế bào nhân thực: Nấm, động vật, thực vật, nguyên sinh vật


Kiến thức mở rộng về Tế bào nhân sơ và Tế bào nhân thực


 I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

- Chưa có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng, kép, trần.

- Tế bào chất không có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc

- Kích thước tế bào nhỏ

Đại diện của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi

a. Thành tế bào:

- Thành tế bào là Peptiđôglican

- Vai trò: Quy định hình dạng tế bào

b. Màng sinh chất:

- Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và Prôtêin

- Vai trò: Bảo vệ tế bào

c. Vỏ nhày (ở 1 số vi khuẩn):

- Bảo vệ vi khuẩn → Ít bị bạch cầu tiêu diệt

d. Lông và roi

- Lông (Nhung mao): Giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ

- Roi (tiên mao): Giúp vi khuẩn di chuyển

2. Tế bào chất

- Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân

- Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng, chỉ có Ribôxôm

- 1 số vi khuẩn có plasmit (là ADN dạng vòng nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn)

3. Vùng nhân

- Chưa có màng nhân

- Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng


II. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực

- Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp.

- Có nhân và màng nhân bao bọc.

- Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.

- Các bào quan đều có màng bao bọc.

1. Nhân tế bào

- Được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chưa chất nhiễm sắc (ADN liên kết với protein) và nhân con.

- Màng nhân thường có nhiều lỗ nhỏ.

2. Lưới nội chất

Đại diện của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (ảnh 2)

- Là hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau.

- Gồm 2 loại:

+ Lưới nội chất hạt có đính các hạt riboxom, chức năng tổng hợp protein cho tế bào.

+ Lưới nội chất trơn không có gắn protein, chức năng chuyển hóa đường và phân hủy các chất độc hại đối với cơ thể.

3. Ribôxôm

- Ribôxôm là một bào quan không có màng bao bọc.

- Cấu tạo gồm một số loại rARN và prôtêin.

- Số lượng ribôxôm trong một tế bào có thể lên tới vài triệu.

- Chức năng của ribô xôm là chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào.

4. Bộ máy Gôngi

- Cấu trúc: Là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau.

*  Chức năng:

- Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào.

- Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới.

- Thu nhận một số chất mới được tổng hợp (prôtêin, lipit, gluxit…) ⟶ Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào.

- Ở tế bào thực vật, bộ máy Gôngi còn là nơi tổng hợp các phân tử pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.


III. So sánh tế bào nhân sơ và nhân thực

1. Giống nhau

- Tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân.

- Đều có những đặc điểm chung của tế bào như sau:

+ Mỗi tế bào được xem một hệ thống mở, tự duy trì, đồng thời tự sản xuất: Tế bào có thể thu nhận các chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này sang năng lượng, tiến hành các chức năng chuyên biệt và tự sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết. Mỗi tế bào thường có chứa một bản mật mã riêng để hướng dẫn các hoạt động trên.

+ Sinh sản thông qua quá trình phân bào.

+ Trao đổi chất tế bào bao gồm các quá trình thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào và sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ. Để thực hiện được các chức năng của mình thì tế bào cần phải hấp thu và sử dụng được nguồn năng lượng hóa học dự trữ trong những phân tử hữu cơ. Năng lượng này sẽ được giải phóng trong các con đường trao đổi chất.

+ Đáp ứng với các kích thích hoặc sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những thay đổi về nhiệt độ, pH hoặc nguồn dinh dưỡng và di chuyển các túi tiết.

2. Khác nhau

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Có ở tế bào vi khuẩn

Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.

Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.

Kích thước lớn hơn.

Có Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi

Không có Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi

Chưa có nhân hoàn chỉnh, là vùng nhân chứa ADN và chưa có màng bao bọc.

Nhân được bao bọc bởi lớp màng,bên trong  có chứa dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc, ngoài ra trên màng còn có rất nhiều lỗ nhỏ.

Tế bào chất: Không có hệ thống nội màng, không có khung tế bào và cũng không có bào quan có màng bao bọc.

Tế bào chất: Có hệ thống nội màng, có khung tế bào và bào quan còn có màng bao bọc.

Không có khung xương định hình tế bào.

Có khung xương định hình tế bào.

Bào quan có Ribôxôm

Bào quan: Ribôxôm, thể gôngi, lưới nội chất, ty thể,…

icon-date
Xuất bản : 15/03/2022 - Cập nhật : 16/03/2022