Câu hỏi: Đặc điểm quang học của thấu kính hội tụ là gì?
Trả lời:
Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải chúng mình đi khám phá những kiến thức về bài học Thấu kính hội tụ nhé!
Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa, giới hạn bởi 2 mặt cầu hoặc 1 mặt phẳng và 1 mặt cầu. Thấu kính hội tụ cũng là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua kính sẽ được hội tụ tại 1 tâm, nhất định tùy theo hình dạng của thấu kính.
a. Đặc điểm của thấu kính hội tụ
+ Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa.
+ Hình dạng và kí hiệu thấu kính hội tụ được biểu diễn như hình vẽ:
+ Tính chất truyền sáng: Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
b. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
– Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
– Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự, tức là ảnh thật nằm ngay ở tiêu điểm F
– Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
– Khi khoảng cách từ vật đến thấu kinh bằng với tiêu cự: ảnh thật, ở rất xa thấu kính.
a, Trục chính của thấu kính hội tụ
Tia ló truyền thẳng và không đổi hướng khi qua thấu kính được gọi là trục chính
b, Quang tâm của thấu kính hội tụ
Quang tâm O của thấu kính hội tụ là điểm mà mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng.
c, Tiêu điểm của thấu kính hội tụ
Tiêu điểm F của thấu kính là điểm mà chùm tia tới song song trục chính của thấy kính cho chùm tia ló hội tụ tại điểm này.
Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt:
+ Tia tới qua quang tâm O cho tia ló truyền thẳng
+ Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F’
+ Tia tới qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính.
d, Tiêu cự của thấu kính hội tụ
Tiêu cự f là khoảng cách từ quang tâm O tới tiêu điểm F (OF = OF’ = f)
Câu 1: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?
A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.
B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.
Câu 2: Các hình được vẽ cùng tỉ lệ. Hình vẽ nào mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Câu 3: Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:
A. 20 cm
B. 40 cm
C. 10 cm
D. 50 cm
Câu 4: Quan sát hình vẽ, tia ló nào vẽ sai?
A. Tia 1.
B. Tia 3.
C. Cả tia 1, 2, 3 đều sai.
D. Tia 2.
Câu 5: Tính chất nào sau đây là tính chất của thấu kính hội tụ?
A. Chùm tia ló lệch gần trục chính.
B. Chùm tia ló là chùm tia song song.
C. Chùm tia ló lệch xa trục chính.
D. Chùm tia tới phản xạ ngay tại thấu kính.
Câu 6: Khi nói về chùm sáng đi qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ