Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Đặc điểm nào sau đây là của chung cho cả đồng và nhôm?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Khoa học 5 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.
A. Có ánh bạc.
B. Có màu đỏ nâu.
C. Dẫn điện, dẫn nhiệt.
D. Bị gỉ.
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Dẫn điện, dẫn nhiệt
Giải thích: Cả đồng và nhôm đề có tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
a. Khái niệm Đồng là gì?
Đồng là một kim loại dẻo có tính chất dẫn nhiệt và dẫn điện rất tốt. Ở dạng nguyên chất đồng mềm và dễ uốn nắn; đồng tươi thường có màu cam đỏ. Lúc đầu kim loại này có tên gọi là cyprium (kim loại Síp). Do nó được khai thác chủ yếu ở Síp. Sau này được gọi tắt là cuprim (tên latin của Đồng). Đồng là thành phần của nhiều hợp kim quan trong và đồng ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
b. Tính chất của Đồng
Đồng có mạng tinh thể lập phương tâm diện, màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi, dát mỏng. Dẫn điện và nhiệt tốt chỉ kém bạc, t0nc = 10830C, D = 8,98 g/cm3.
c. Đặc điểm của kim loại đồng
- Tính dẻo:
Đồng là kim loại rất mềm và dẻo. Một giọt đồng tinh khiết có thể kéo dài 2000m hoặc dát mỏng hơn tờ giấy. Nhờ đó mà đồng được ứng dụng rất nhiều trong việc chế tạo các thành phần bán phẩm dài và dập uốn thành các hình dạng mong muốn.
Đồng nguyên chất rất mềm và dẻo nên có thể dễ dàng cán mỏng như mong muốn
- Khả năng dẫn điện cao:
Đồng có tính dẫn điện rất cao trong các kim loại, chỉ sau vàng và bạc. Nhưng nhờ có giá thành rẻ hơn nhiều mà đồng là nguyên liệu lý tưởng hàng đầu để chế tạo dây điện và các chi tiết dẫn điện. Hầu hết các thiết bị dẫn điện trên thị trường hiện nay đều có lõi làm từ chất liệu đồng đỏ. Như bo mạch in, hệ thống dây điện mạch, Micro-chips, chất bán dẫn, điện cực, Magnetron trong lò vi sóng, máy tản nhiệt…
- Khả năng chống ăn mòn:
Mặc dù có độ cứng không cao nhưng lại có khả năng chống ăn mòn khá tốt. Độ bền của kim loại này đặc biệt cao trong điều kiện thông thường như khí quyển, nước. Đối với môi trường nước biển, kiềm, axit hữu cơ, nó cũng có thể chống ăn mòn một cách hiệu quả.
- Tính hàn - tính chất của đồng không thể bỏ qua:
Tính hàn của đồng được các nhà khoa học đánh giá khá cao. Vì vậy mà nó được ưa chuộng trong nhiều ngành gia công khác nhau. Tuy nhiên, khi hàm lượng oxy, tạp chất trong đồng tăng lên thì tính hàn sẽ giảm đi tương ứng. Vì thế mà khi dùng kim loại này cũng cần cân nhắc đến đặc điểm này của nó.
* Một số đặc điểm khác của đồng:
- Do phôi đồng rất dẻo và mềm nên khả năng gia công cắt của đồng kém hơn so với các kim loại khác. Để cải thiện tính chất này, người ta thường cho thêm Pb vào trong quá trình chế tạo.
- Đồng có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao (10830C) trong khi độ loãng nhỏ. Vì thế tính đúc của đồng tương đối kém.
- Khối lượng riêng lớn gấp 3 lần nhôm và gấp 4 lần nhựa Teflon.
d. Ứng dụng
Đồng là vật liệu dễ dát mỏng, dễ uốn, có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, vì vậy nó được sử dụng một cách rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm: Dây điện; que hàn đồng; tay nắm và các đồ vật khác trong xây dựng nhà cửa; động cơ, đặc biệt là các động cơ điện…
a. Khái niệm về Nhôm
Nhôm là tên của một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13.
b. Tính chất vật lý của Nhôm
Nhôm (Al) có nguyên tử khối bằng 27 đvC, có những tính chất vật lý sau:
- Là kim loại mềm có tính dẻo, màu trắng bạc, có ánh kim mờ
- Khối lượng riêng: 2,7 g/cm3
- Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt (độ dẫn điện của Al bằng 2/3 độ dẫn điện của Cu)
- Nhiệt độ nóng chảy: 660°C
c. Đặc điểm của Nhôm
Nhôm nhẹ, không gỉ, dễ gia công với khả năng dẫn điện dẫn nhiệt tốt. Nó tạo hợp kim với nhiều kim loại khác có độ bền cơ học ở mức tương đối. Trong khi độ dẻo và khả năng chống ăn mòn cao.
Bên cạnh đó, dựa theo các tính chất vật lý này mà nhôm được ứng dụng như sau:
- Tính chống ăn mòn cao: Dùng làm lon đựng sữa, thùng, bia, bình chứa acid nitric,…
- Tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao: Nó được sử dụng làm dây dẫn điện và cáp điện, động cơ, biến thế, thiết bị chiếu sáng…
- Nhôm dễ nấu chảy để biến tính và tinh luyện.
- Độ dẻo cao để kéo sợi, ép địa hình.
d. Ứng dụng của Nhôm
Nhôm và hợp kim nhôm có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất:
- Đồ gia dụng: xoong, nồi, chảo…
- Dây dẫn điện.
- Vật liệu xây dựng.
- Hợp kim nhôm nhẹ và bền được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, ô tô…