logo

Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp

Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp 

Câu hỏi 1:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp? 

A. Sản xuất phân tán trong không gian

B. Sản xuất bao gồm hai giai đoạn

C. Sản xuất có tính tập trung cao độ

D. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ, có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng

Đáp án đúng: A

Câu hỏi 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?

  1. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác
  2. Là những ngành có thế mạnh lâu dài
  3. Chỉ phát triển ở những nơi điều kiện thuận lợi
  4. Mang lại hiệu quả kinh tế cao

Đáp án đúng: C

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của công nghiệp?

A. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn 

B. Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên 

C. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ 

D. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành kinh tế để tạo ra sản phẩm cuối cùng

Đáp án đúng: B

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các ngành công nghiệp nhé:


I. Công nghiệp năng lượng

1. Vai trò

  • Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản, nền sản xuất hiệ đại phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng, là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

2. Cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố

  • Gồm: khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.

a. Khai thác than:

  • Vai trò:
    • Là nguồn năng lượng truyền thống cơ bản
    • Là nhiên liệu cho công nghiệp nặng, luyện kim
    • Là nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất
  • Trữ lượng:
    • Ước tính khoảng 13000 tỉ tấn trong đó ¾ là than đá.
    • Khai thác khoảng 5 tỉ tấn/năm
  • Phân bố:
    • Nước khai thác nhiều là những nước có trữ lượng lớn: Trung Quốc, Hoa Kỳ, LB Nga…

b. Khai thác dầu

  • Vai trò:
    • Nhiên liệu quan trọng “ vàng đen ”.
    • Nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, dược phẩm.
  • Trữ lượng:
    • Ước tính khoảng 400 – 500 tỉ tấn, chắc chắn 140 tỉ tấn.
    • Khai thác khoảng 3.8 tỉ tấn/ năm.
  • Phân bố
    • Nước khai thác nhiều là những nước đang phát triển thuộc  khu vực Tây Á và Tây Nam Á, Bắc Phi, Mỹ Latinh, Đông Nam Á.
[CHUẨN NHẤT] Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp

c. Công nghiệp điện lực

  • Vai trò:
    • Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao đời sống văn minh.
    • Cơ cấu: Nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, điện tuabin khí….
  • Sản lượng: Ước tính khoảng 15.000 tỉ KWh
  • Phân bố :Chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc, EU…

Bài tập:

Câu 1: Trang 121 sgk Địa Lí 10: Kết hợp bảng (trang 121 - SGK) với các hình 32.3, 32.4 (trang 123 - SGK), em hãy nêu lên đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới.

Trả lời:

- Công nghiệp khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Trung Quốc, Mĩ Latinh và ở LB Nga, những nước có nhiều mỏ dầu với trữ lượng lớn.

- Công nghiệp điện: Tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và nước công nghiệp hóa. Các nước có bình quân sản lượng điện theo đầu người cao nhất là Na-uy, Ca-na-đa, Thụy Điển, Phần Lan, Gô-oet, Hoa Kì.

Câu 2: Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940 - 2000. Giải thích.

Lời giải:

- Cơ cấu sử dụng năng lượng có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng củi gỗ, than đá; tăng tỉ trọng dầu khí, năng lượng nguyên tử và năng lượng mới.

- Trong nhiều thế kỉ qua, loài người đã tiêu dùng than, dầu mỏ, khí dốt nhanh hơn chúng được hình thành. Từ năm 1990 trở đi, cứ mỗi năm bình quân mỗi người tiêu dùng khoảng 1,7 tấn tương đương với dầu, tức gấp khoảng 25 lần trọng lượng của bản thân mình.

- Trong thế ki XX, do yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp, của công nghiệp hóa, ngành công nghiệp năng lượng được ưu tiên phát triển. Sự ra đời và phổ biến của máy hơi nước đã làm cho than đá trở thành nguồn nguyên liệu chính. Sau đó, dầu mỏ với những thuận lợi hơn trong việc sử dụng và vận chuyển, đã thay thế than đá và trở thành năng lượng quy đổi. Tiếp theo, phương pháp sản xuất nâng lượng điện với mức chi phí thấp đã trở thành năng lượng độc quyển. Do liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở nhiều nước đã dẫn đến việc tìm và sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân.

- Cuối thế kỉ XX, do sự cạn kiệt năng lượng than, dầu khí; do hiện tượng nhà kính, những cơn mưa axit, sự ô nhiễm các đại dương đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo (năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt...).

icon-date
Xuất bản : 23/08/2021 - Cập nhật : 25/08/2021