Địa hình Việt Nam trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển với những giai đoạn vận động kiến tạo khác nhau. Vậy, Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.
B. Hướng núi tây bắc - đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.
C. Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau.
D. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Đáp án đúng: A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.
Địa hình Việt Nam với những đặc điểm riêng biệt quy định lãnh thổ nước ta trải dài theo hình chữ S. Đặc điểm không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.
Địa hình, phần mặt đất với các yếu tố trên bề mặt của nó như dáng đất, chất đất, thủy hệ, lớp thực vật, đường giao thông, điểm dân cư, các địa vật. Trong quân sự, địa hình được đánh giá theo đặc điểm dáng đất, khả năng cơ động, điều kiện quan sát, ngụy trang và các điều kiện tự nhiên khác.
Địa hình Việt Nam tác động của ngoại lực đó là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất. Dưới tác động của ngoại lực, các dạng địa hình sẽ bị biến đổi. Ngoại lực phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên và hình thành những dạng địa hình mới.
Nước ta có đặc điểm về địa hình rất phong phú với diện tích lãnh thổ trải dài theo hình chữ S có chiều dài khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất, được xem như chiếc eo của cô gái đó có bề rộng là 50 km. Đường bờ biển dài 3260 km, không kể các đảo lớn nhỏ. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố sở hữu 12 hải lý lãnh hải, 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải 200 hải lý các vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam khoảng 1.000.000 km2. Khoảng diện tích này, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.
Địa hình nước ta có 3 đặc điểm chính:
Thứ nhất: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%; Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%; Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích.
Thứ hai: Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo. Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa. Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
Thứ ba: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn. Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo.
>>> Tham khảo: Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng?