logo

Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?

Câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?

Lời giải:

Đặc điểm hình thức của câu trần thuật

Nên sử dụng câu trần thuật để mô tả, tường thuật hay trình bày một sự việc, câu chuyện hay bản khai toàn bộ những sự việc mà mình đã chứng kiến qua trực tiếp. Không nên nghe từ nhiều nguồn khác nhau mà áp dụng vào câu trần thuật sẽ ảnh hưởng đến kết quả.

Câu trần thuật không có nhiều đặc điểm về hình thức như các loại câu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.

Kết thúc câu trần thuật thường sử dụng dấu chấm, trong một số trường hợp để nhấn mạnh ý nghĩa câu nói có thể sử dụng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Những chức năng của câu trần thuật

+ Câu trần thuật có chức năng chính dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,…

+ Ngoài ra, câu trần thuật còn có thể dùng để yêu cầu đề nghị hay để bộc lộ tình cảm. Tuy nhiên đây không phải là chức năng chính của câu trần thuật. Nên khi sử dụng câu trần thuật với mục đích này cần tránh nhầm lẫn với các kiểu câu khác.

Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về câu trần thuật để trả lời cho câu hỏi Em hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật nhé:


1. Câu trần thuật là gì?

Câu trần thuật là loại câu được sử dụng để kể lại một câu chuyện, mô tả, tường thuật, trình bày, khai báo, thông báo hay nhân định một việc, câu chuyện, hoạt động, trái thái và tính chất trong thực tế. Trong văn viết thì câu trần thuật nên viết theo đúng thực tế những thì mình nhìn thấy được, còn trong văn nói thì giọng điệu bình thường và kết thúc câu nên sử dụng dấu chấm. 

Trong giao tiếp, câu trần thuật thường được nói với giọng bình thường hoặc có thể xen các từ ngữ biểu cảm nhưng mục đích của câu trần thuật không thay đổi. Nhìn chung mục đích thường sử dụng nhất của câu trần thuật là dùng để kể. Vì vậy, câu trần thuật còn được gọi là câu kể. 

Ví dụ:

- Trên bàn, có một lọ hoa.

- Bên ngoài khung cửa, cánh đồng lúa chín vàng tỏa hương thơm ngát.

- Đường phố đông nghịt vào giờ cao điểm.


2. Đặc điểm của câu trần thuật

Để sử dụng câu trần thuật đúng lúc, đúng hoàn cảnh chúng ta cần nắm vững những đặc điểm chính sau:

- Nên sử dụng câu trần thuật để mô tả, tường thuật hay trình bày một sự việc, câu chuyện hay bản khai toàn bộ những sự việc mà mình đã chứng kiến qua trực tiếp. Không nên nghe từ nhiều nguồn khác nhau mà áp dụng vào câu trần thuật sẽ ảnh hưởng đến kết quả.

- Câu trần thuật không có nhiều đặc điểm về hình thức như các loại câu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.

- Kết thúc câu trần thuật thường sử dụng dấu chấm, trong một số trường hợp để nhấn mạnh ý nghĩa câu nói có thể sử dụng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.


3. Chức năng của câu trần thuật 

Câu trần thuật có một số tính năng chính đặc trưng sau:

- Câu trần thuật thường không có dấu hiệu giúp người dùng nhận biết, vì vậy nên đọc kỹ đoạn văn để phân tích và đưa ra kết luận. Dấu hiệu đơn giản nhất là cuối câu trần thuật thường dùng dấu chấm.

- Là loại câu được sử dụng phổ biến nhất trong văn xuôi, văn viết, tiểu thuyết hay văn dài…

- Chức năng chính của câu trần thuật là kể hay tường thuật lại câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ hoặc hiện tại. Câu chuyện này là có thật và được kể lại có thể khác nhau tùy vào người viết khi nhìn nhận vấn đề khác nhau.

- Nó còn dùng để yêu cầu, bộc lộ cảm xúc của người viết về một sự việc.


4. Cách đặt câu trần thuật

Để đặt câu trần thuật có thể tham khảo các bước sau:

Bước 1: Xác định mục đích đặt câu để lựa chọn kiểu câu cho phù hợp.

Bước 2: Lựa chọn kiểu câu trần thuật cho phù hợp. Kiểu câu trần thuật đơn có từ “là” thường dùng để giới thiệu là chính. Kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là” được dùng để miêu tả, thông báo.

Bước 3: Xác định cụm chủ vị nòng cốt.

Bước 4: Bổ sung các thành phần phụ như trạng ngữ, phụ chú,…

Bước 5: Viết câu đảm bảo hình thức câu (mở đầu bằng chữ cái viết hoa, kết thúc bằng dấu câu).

Bước 6: Đọc lại và chỉnh sửa nếu cần.

icon-date
Xuất bản : 30/06/2021 - Cập nhật : 30/06/2021