logo

Đặc điểm địa hình Châu Phi

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Đặc điểm địa hình Châu Phi” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Địa lí 7.


Trả lời câu hỏi: Đặc điểm địa hình Châu Phi

- Châu Phi là một cao nguyên khổng lồ, cao trung bình khoảng 700m, độ cao tương đối đồng đều, trừ 1 vài miền ven biển phía Tây và miền đất thấp Bắc Phi, phần lớn diện tích Châu Phi cao hon 200m. Có thề chia địa hình Châu Phi thành 2 khu vực lớn với ranh giới là 1 đường thẳng kéo dài theo hướng TN - ĐB từ Benghela đến Macxauat.

a. Miền địa hình Tây Bắc: 

- Tương đối thấp so với miền Đông Nam, phần lớn có độ cao hon 200m, từ Bắc tới Nam có các miền địa hình sau:

+ Miền núi Atlas: là một hệ thống núi trẻ nằm ở phía TB Bắc Phi gồm nhiều dãy chạy song song theo hướng vĩ tuyến (Atlat Ten, Atlas Sahara, Atlat cao, Atlat trung) kéo dài khoảng 2.500km qua các nước Tuynidi, Angieri, Maroc, cao trung bình 2.000m, đỉnh cao nhất là Tuscan 4163m, giữa các dãy núi là những cao nguyên ít bị chia cắt. 

+ Miền Xahara: kéo dài từ bờ Ðại Tây Dương đến Hồng Hải là một hoang mạc mênh mông rộng lớn nhất thế giới và là một bộ phận của dải hoang mạc Á Phi. Về mặt địa chất Sahara là một miền nền Tiền cam và Cổ sinh, còn về mặt địa hình là miền mặt bàn nên đại bộ phận có độ cao khoảng 200m, trừ miền trung Xahara có những cao nguyên cổ kéo dài từ Tây sang Đông với những khối núi khá cao trên đó có nhiều đỉnh nguồn gốc núi lửa, những khối núi quan trọng là Ahaga (đỉnh Tahat 3003m) Tibexti (đỉnh Bacdai 3415m). 

+ Xung quanh những khối núi là những hoang mạc đá và hoang mạc cát mênh mông. 

+ Phía Nam Sahara: là một miền tương đối thấp. bao gồm bồn địa Côngô, thung lũng sông Niger. thung lũng hồ Sát. 

- Ngoài những miền địa hình trên, ven biển phía Bắc và phía Tây còn có một số đồng bằng nhỏ hẹp, quan trọng hơn cả là dãy đồng bằng ven vịnh Ghinê và đồng bằng thuộc Libi, Ai Cập nơi sản xuất lúa gạo, một số cây công nghiệp và là nơi tập trung đông dân cư vào loại nhất Châu Phi. 

b. Miền địa hình Ðông Nam: 

- Là 1 miền đất cao bao gồm các cao nguyên phía Ðông, miền núi Nam Phi và một số cao nguyên, bồn địa phía Tây từ bán đảo Xômali đến hạ lưu song song Dămbedơ, cao trung bình khoảng 2000m, có đặc điểm là sườn đông tương đối dốc sườn phía tây thoải dần vào nội địa gồm cao nguyên Abixini, Taganiica, Nyasa. Rộng hơn cả là cao nguyên Tanganiica trên đó có đỉnh núi lửa đã tắt Kilimanjïaro 5895m cao nhất Châu Phi quanh năm tuyết phủ. Giữa cao nguyên Abixini và cao nguyên Xômali là dải đất thấp và hồ đoạn tầng kéo dài từ Hồng Hải xuống đến hồ Nyasa, ngày nay vẫn còn xảy ra động đất và núi lửa.

- Phía nam của hệ thống cao nguyên là dãy Drakenxbec là 1 hệ thống núi tương đối cao (đỉnh cao nhất 3473m) chạy song song với duyên hải đông nam Phi dốc ở phía đông, thoải ở phía tây.

- Phía tây của dãy Drakenxbec là những cao nguyên xen kẽ với bồn địa: bồn địa Kalahari nằm lọt giữa Nam Phi, giữa bồn địa Công gô và bồn địa Kalahari là cao nguyên Luanđa và Katanga rộng lớn cao hon 1000m.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về châu Phi dưới đây nhé.


Kiến thức tham khảo về Châu Phi


1. Vị trí địa lí của châu Phi

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp biển Địa Trung Hải.

+ Phía đông bắc giáp biển Đỏ và châu Á.

+ Phía đông nam giáp ấn Độ Dương.

+ Phía tây giáp Đại Tây Dương.

- Toạ độ địa lí: nằm trong khoảng từ 34oB đến 34oN.

=> Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.

-  Diện tích: 30 triệu km2, lãnh thổ có dạng hình khối rộng lớn, diện tích lớn thứ 3 thế giới (sau châu Mĩ và châu Á).

-  Đường bờ biển ít chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.

- Hai bán đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li.

-  Kênh đào Xuy-ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới.

Đặc điểm địa hình Châu Phi

2. Khí hậu

- Châu Phi là châu lục nóng.

- Khí hậu khô, hình thành những hoang mạc lớn: hoang mạc Xa-ha-ra có diện tích lớn nhất thế giới (8,6 triệu km2), hoang mạc Ca-la-ha-ri, Na-mip.

- Lượng mưa phân bố không đều: mưa nhiều ở trung Phi, khô hạn ở Bắc Phi và Nam Phi.


3. Khoáng sản ở Châu Phi

- Khoáng sản ở Châu Phi là nguồn cung cấp chính cho các doanh nghiệp luyện kim và luyện kim màu, các doanh nghiệp hóa chất cho toàn bộ hành tinh. Lớp đất mặt của châu Phi giàu phosphorit, crômit và titan. Các quặng uranium, coban, đồng, mangan cũng như các khoáng chất quý và kim loại (kim cương, vàng) trên toàn cầu tập trung vào lục địa này. Các khoáng chất của Bắc Phi, bao gồm khoáng chất trầm tích, khí đốt và dầu mỏ, có tầm quan trọng toàn cầu. Nam và Trung Phi được đánh giá bằng khoáng chất magma - quặng kim loại màu và phi kim loại màu, cũng như kim cương.

- Thời kỳ Cambri của sự hình thành nền đất trên đất liền cho thấy sự bắt đầu của việc đeo một chiếc đồng, tạo thành các khoáng chất của châu Phi như đồng, thiếc, coban, chì, vonfram và đưa nó lên vị trí hàng đầu trên thế giới. 

- Tại ngã ba của Paleozoi và Mesozoi, nền tảng lục địa của trái đất trải qua một thời kỳ yên tĩnh không có chuyển động của nền đất, cho phép hình thành các mỏ than, đặc biệt là ở Nam Phi, Rhodesia, Congo và Madagascar.

- Đồng bằng Sahara-Sudan của châu Phi là cấu trúc phức tạp nhất trong cấu trúc, trải qua các vết nứt và các tảng đá của đá, độ cao và độ lệch của nền cổ, được đánh giá bằng các chất sắt, mangan quặng và dầu.

icon-date
Xuất bản : 02/04/2022 - Cập nhật : 09/10/2023