logo

Đặc điểm của nước ngầm?

icon_facebook

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “ Đặc điểm của nước ngầm?” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Địa lí 6.


 Đặc điểm của nước ngầm?

-  Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều , phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm.


Kiến thức tham khảo về nước ngầm


1. Khái niệm nước ngầm

- Nước ngầm là một dạng nước được phân bổ hoàn toàn dưới bề mặt đất, đá. Đây là nguồn nước được tích trữ trong các không gian rỗng của đất. Hay trong những khe nứt của các lớp đất đá trầm tích. Vì vậy ngoài tên gọi phổ biến là nước ngầm thì nguồn nước này còn có tên khác là nước dưới đất.

 [ĐÚNG NHẤT] Đặc điểm của nước ngầm?
Nước ngầm là gì?

- Sở dĩ có nước ngầm là do nước trên mặt đất, hồ, sông, suối, biển bốc hơi lên không trung. Sau đó lượng nước bốc hơi này gặp lạnh sẽ tạo thành hơi nước. Hơi nước kết lại tạo thành mưa rơi xuống mặt đất. Lúc này một phần nước mưa sẽ đổ vào ao, hồ, sông, suối, biển. 

- Một phần nước mưa sẽ ngấm xuống đất và đến tầng đất không thấm sẽ tích tụ lại. Từ đó lượng nước tích tụ này sẽ tạo nên các tầng nước ngầm. Đây chính là nguồn gốc của quá trình hình thành nước ngầm.


2. Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Việt Nam

- Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các đô thị, khu công nghiệp và nông thôn trên toàn quốc. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm:

+ Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Asen, Fe, Mn và một số kim loại khác.

+ Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, amoni, NO3-, NO2-, PO4 v.v…vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.

a. Nước bị nhiễm kim loại nặng

- Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v… thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của cơ thể con người và thường tích lũy trong cơ thể lâu dần sẽ gây nên các bệnh như ung thư da, phổi, phế quản…

- Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản

 b. Nước bị ô nhiễm vi sinh vật

- Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun v.v…

- Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v…

c. Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học

- Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các vùng nông nghiệp thâm canh, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

- Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là nguyên nhân gây rất nhiều bệnh nguy hiểm  ở người do đó cần có biện pháp xử lý để đảm bảo sức khỏe của người dân trong khu vực nguồn nước bị ô nhiễm.


3. Vai trò nước ngầm đối với cuộc sống con người?

- Nước ngầm là nguồn nước nằm dưới bề mặt của Trái Đất. Nguồn nước ngầm có vai cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người và các sinh vật. Trong đó nổi bật nhất chính là những vai trò như sau:

+ Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ nhu cầu  ăn uống, sinh hoạt của con người

+ Nguồn nước ngầm chất lượng tốt còn có vài trò trong việc hỗ trợ chữa bệnh

+ Nước ngầm là nguồn nước duy trì sự sống cho các loại động thực vật trên toàn thế giới

+ Nước ngầm cung cấp nước phục vụ cho nông nghiệp: Tưới hoa màu, cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao

+ Nguồn nước cung cấp cho sông suối, ao hồ và đại dương

+ Sử dụng nguồn nước ngầm giúp con người giải phóng sức lao động khi phải lấy nước xá

+ Nước ngầm góp phần ổn định dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông. Ngoài ra giúp cố định các lớp đất đá bên trên, tránh các hiện tượng sạt lở, sụt lún.


4. Mạch nước ngầm là gì?

- Mạch nước ngầm cũng có khái niệm như nước ngầm. Vì vậy mạch nước ngầm chính là một lượng nước lớn được tích trữ ở trong lòng đất. Mạch nước ngầm cũng được lưu lại tác các không gian rỗng của đất. Từ đó tạo ra các lớp đất đá trầm tích.

- Mạch nước ngâm không chỉ có 1 mà được phân bổ ở khắp mọi nơi trên toàn cầu. Dù đồng bằng, sa mạc hay vung cao đều có thể tìm thấy mạch nước ngầm. Mạch nước ngầm chạy dài theo dòng chảy. Chỉ cần tìm thấy mạch nước ngầm sẽ có được nguồn nước để sử dụng.

icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads