logo

Đặc điểm của đèn huỳnh quang

Câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm của đèn huỳnh quang

Lời giải: 

Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang:

- Hiện tượng nhấp nháy: Đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt.

- Hiệu suất phát quang lớn, gấp khoảng 5 lần so với đèn sợi đốt.

- Tuổi thọ khoảng 8000 giờ, lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần.

- Cần mồi phóng điện bằng chấn lưu điện cảm và tắc te hoặc chấn lưu điện tử.

Đặc điểm của đèn huỳnh quang

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về đèn huỳnh quang nhé!

Đèn huỳnh quang hay gọi đơn giản là đèn tuýp (hay đèn ống) gồm điện cực (vonfram) và vỏ đèn phủ một lớp bột huỳnh quang (hợp chất chủ yếu là phốt pho). Ngoài ra, người ta còn bơm vào đèn một ít hơi thủy ngân và khí trơ (neon, argon...) để làm tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu.


1. Cấu tạo.

 Cấu tạo chính của đèn huỳnh quang bao gồm:

+ Ống thủy tinh: chiều dài 0,3m-2,4m, mặt trong phủ lớp bột huỳnh quang, chứa hơi thủy ngân và khi trơ (neon, argon, ...). bột huỳnh quang hay phosphor là một hợp chất hóa học được quét bên trong thành ống. Bức xạ tím do điện cực và hơi thủy ngân phát ra tác động vào lớp bột huỳnh quang; tạo nên ánh sáng với bước sóng nằm trong vùng nhìn thấy được. Tùy thuộc vào hỗn hợp phosphor, các nhà sản xuất có thể thay đổi màu ánh sáng hoặc phổ của đèn.

+ Điện cực: làm bằng dây vonfram, có dạng lò xo xoắn chúng phát xạ điện tử khi được nung nóng đến khoảng 900oC. Có 2 điện cực ở 2 đầu ống, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện.

Đặc điểm của đèn huỳnh quang (ảnh 2)

Để cho đèn ống huỳnh quang được phát sáng nhất thiết phải có thêm 2 thành phần nữa là tắc te và chấn lưu

+ Tắc te là một chi tiết trong bộ đèn ống huỳnh quang hay con chuột là một thuật ngữ thông dụng trong tiếng Việt, là bộ phận được nối song song với 2 đầu đèn huỳnh quang chuyên dùng để khởi động đèn. Cấu tạo của nó gồm hai thanh kim loại đặt gần nhau trong bóng thủy tinh chân không.

+ Chấn lưu là bộ phận dùng để giới hạn dòng điện, không cho dòng điện quá cao sẽ gây hỏng bóng đèn. Chấn lưu phải được lắp ở dây pha (dây lửa) và được nối tiếp thêm với cầu chì và công tắc của bóng đèn. Có 2 loại chấn lưu hiện nay trên thị trường là chấn lưu điện cảm và chấn lưu điện tử.


2. Nguyên lý hoạt động

Ánh sáng phát ra được tạo ra trong ống thủy tinh có hình trụ bịt kín. Bên trong ống thủy tinh có một chút chân không và được thêm đầy khí hiếm và sạch khác; thường dùng khí argon và argon-neon. Mặt bên trong của ống được phủ bởi một lớp bột huỳnh quang. Điện cực ở hai đầu ống được nối với mạch điện xoay chiều. 

Khi đóng công tắc thì toàn bộ điện áp đặt vào hai tiếp điểm của tắc te làm xảy ra phóng hồ quang trong tắc te. Thanh lưỡng kim của tắc te biến dạng do nhiệt dẫn đến tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh mạch kín dòng điện chạy trong mạch đốt nóng các điện cực. Hồ quang mất, thanh lưỡng kim nguội đi dẫn đến "mở mạch" dẫn đến việc tạo lên quá điện áp cảm ứng (do chấn lưu) làm xuất hiện hiện tượng phóng điện qua chất khí trong đèn. 

Hiện tượng phóng điện phát ra rất nhiều tia tử ngoại, các tia này kích thích bột huỳnh quang làm phát ra các bức xạ ánh sáng. Khi ấy thuỷ ngân sẽ bốc hơi và hơi thuỷ ngân sẽ duy trì hiện tượng phóng điện. Khi đèn sáng chấn lưu hạn chế dòng điện và ổn định phóng điện


3. Các số liệu kĩ thuật

- Điện áp định mức: 220V

- Công suất định mức: 25W, 40W…


4. Phân loại

Các loại bóng đèn huỳnh quang phổ biến hiện nay gồm có bóng đèn huỳnh quang T10, T8, T5, và đèn huỳnh quang compact CFL. Trong đó các loại bóng T10, T8, T5 khác nhau về đường kính bóng, và phân biệt hiệu quả cũng theo đó mà khác nhau.

icon-date
Xuất bản : 07/07/2021 - Cập nhật : 15/07/2021