logo

Đặc điểm chung của lớp thú?

Câu hỏi: Đặc điểm chung của lớp thú?

Lời giải:

Đặc điểm chung của lớp thú:

- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất

- Bộ lông: Lông mao

- Bộ răng: Răng phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm

- Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

- Thần kinh: bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

- Sinh sản: Thai sinh

- Nuôi con: Bằng sữa mẹ

- Nhiệt độ cơ thể: Hằng nhiệt

Đặc điểm chung của lớp thú?

 

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn cho câu hỏi đặc điểm chung của lớp thú? nhé:


1. Lớp thú là gì?

Lớp Thú còn được gọi là động vật có vú hoặc động vật hữu nhũ, là một nhánh động vật có màng ối nội nhiệt được phân biệt với chim bởi sự xuất hiện của lông mao, ba xương tai giữa, tuyến vú, và vỏ não mới . Não bộ điều chỉnh thân nhiệt và hệ tuần hoàn, bao gồm cả tim bốn ngăn. Lớp Thú bao gồm các động vật lớn nhất còn sinh tồn , cũng như những động vật thông minh nhất - như voi, vài loài linh trưởng và cá voi. Kích thước cơ thể động vật có vú dao động từ 30–40 mm  tới 33 mét (108 ft).


2. Đặc điểm chung của lớp thú:

- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất

- Bộ lông: Lông mao

- Bộ răng: Răng phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm

- Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

- Thần kinh: bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

- Sinh sản: Thai sinh

- Nuôi con: Bằng sữa mẹ

- Nhiệt độ cơ thể: Hằng nhiệt


3. Đa dạng lớp thú

- Lớp thú hiện nay có khoảng 4600 loài. Ở Việt Nam đã phát hiện được 275 loài.

- Các loài thú đều có lông mao, tuyến sữa.

Đặc điểm chung của lớp thú?

 

a. Bộ Thú huyệt

- Đại diện: thú mỏ vịt sống ở Châu Đại Dương

- Đặc điểm: Vừa sống ở nước ngọt, vừa ở cạn

- Cấu tạo

+ Mỏ giống mỏ vịt, dẹp.

+ Mắt nhỏ

+ Bộ lông rậm mịn, mềm bao phủ cơ thể, không thấm nước, chân có màng bơi: thích nghi với đời sống bơi lội.

+ Đuôi rộng, dẹp để dự trữ mỡ.

- Sinh sản 

+ Đẻ trứng: trứng được đẻ vào tổ làm bằng lá cây mục. Mỗi lần có thể sinh từ 1 – 3 trứng. Trứng sau 10 ngày ấp sẽ nở thành con.

+ Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú: nên chưa cho con bú. Thú mỏ vịt con uống sữa mẹ theo 2 cách:

- Ép mỏ vào bụng mẹ cho sữa chảy ra. Sau đó, chúng liếm lông, lấy sữa vào mỏ.

- Bơi theo mẹ, uống sữa do thú mẹ tiết ra hòa lẫn vào nước.

b. Bộ Thú túi

- Đại diện: Kanguru sống ở đồng cỏ Châu Đại Dương.

- Đặc điểm:

+ Cao tới 2m.

+ Mặt dài, răng dẹt và rộng để nhai cỏ

+ Tay ngắn

+ Túi được bọc lông: nơi ở của kanguru con

+ Có chi sau khỏe: để nhảy nhanh. Nó có thể nhảy với vận tốc 40 – 50km/h

+ Đuôi dài lông dày để giữ thăng bằng.

- Sinh sản:

+ Đẻ con. Con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, dài khoảng 3cm không thể tự bú mẹ, sống trong túi da ở bụng mẹ.

+ Vú có tuyến sữa, vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng của thú con.


4. Vai trò của lớp thú:

- Lợi ích:

+ Cung cấp nguồn dược liệu quý ( xương hổ, sừng hươu,.....)

+ Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ ( da, lông của hổ, báo,.....)

+ Làm xạ hương ( cầy giông, tuyến xạ hươu xạ,.....)

+ Làm vật thí nghiệm ( chuột bạch, khỉ,....)

+ Làm thực phẩm cho con người và các loài động vật khác ( trâu, bò, lợn,....)

+ Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lam nghiệp

- Tác hại:

+ Ăn thịt động vật có lợi.

+ Một số loài có độc.

+ Ngăn cảnh hoặc ảnh hưởng đến giao thông đi lại.

icon-date
Xuất bản : 17/06/2021 - Cập nhật : 29/09/2023