Câu hỏi: Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
Lời giải
- Em đã từng xem tranh Đồng Hồ và tìm hiểu nó.
- Một số bức tranh Đông Hồ mà em biết: Đám cưới chuột, Vinh quy bái tổ, Hội làng, Đàn gà mẹ con, Chăn trâu thổi sáo…
- Chia sẻ:
+ Tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam.
+ Nguồn gốc: làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
+ Là tranh in từ ván khắc gỗ.
+ Giấy vẽ được làm từ vỏ con điệp trộn với hồ rồi dùng chổi lá thông quét trên bề mặt giấy.
+ Màu tranh là màu tự nhiên, gồm 04 màu cơ bản (xanh, đen, vàng, đỏ).
Kiến thức tham khảo:
1. Tranh Đông Hồ là gì?
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể.
Dựa vào nội dung chủ đề, mà người ta chia tranh Đông Hồ thành 7 thể loại chính, gồm:
- Tranh thờ;
- Tranh chúc tụng;
- Tranh lịch sử;
- Tranh truyện;
- Tranh phương ngôn;
- Tranh cảnh vật;
- Tranh phản ánh sinh hoạt.
2. Ý Nghĩa, Và Cách Thể Hiện Nội Dung Của Tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ được coi như là tác phẩm nghệ thuật mà ở nơi đó, người dân làng Đông hồ đã thổi hơi thở cũng như nhịp sống của họ vào mỗi tác phẩm mà họ tạo ra.
Phần lớn tranh Đông Hồ thể hiện, phác họa lại đời sống thường nhật của người dân trong làng với mong muôn những điều tốt đẹp nhất đến với họ: một cuộc sống gia đình hòa thuận, tình người, một cuộc sống sung túc, ấm no, an nhàn, bình an,… Nhưng cũng mang ý nghĩa thể hiện sư nghị lực, ý chỉ của con người trong cuộc sống,…
Nội dung và hình thức biểu đạt của dòng tranh Đông Hồ là rất đa dạng và phong phú. Phần lớn, tranh Đông Hồ tập trung chỉ yếu đi sâu vào miêu tả tính thực trong cuộc sống sinh hoạt, lao động rất đời thường với mối quan hệ giữa những con người với nhau. Bên cạnh đó, tranh Đông Hồ còn thể hiện những ước muốn, cầu được bình yên, no đủ như cầu an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài.
Nét khiến tranh Đông Hồ trở nên đặc biệt chính là tính triết lý của nó. Tính triết lý của tranh Đông Hồ rất sâu sắc, nửa thực nửa hư vì thế nó mang tính trừu tượng cao, khiến người xem phải ngẫm nghĩ. Mặc dù ý nghĩa của tác phẩm sâu cây là như thế nhưng cách thể hiện lại có màu sắc rất tươi mới, dí dỏm đó chính điều làm bên tên tuổi của tranh Đông Hồ.
3. Nét độc đáo của tranh dân gian Đông Hồ
Tranh Đông Hồ hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình. Với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc gần gũi, ấm áp rất đặc biệt mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có. Chỉ với 4 màu cơ bản: đen, vàng, đỏ, xanh, các nghệ nhân vẫn làm nên những bức tranh hết sức sống động, hài hòa và vô cùng độc đáo
Quy trình sản xuất tranh cũng có khá nhiều công đoạn phức tạp: vẽ mẫu, khắc ván, in tranh. Tuy tranh Đông Hồ được sản xuất theo phương thức đại trà, mỗi mẫu tranh có khi được in ra cả hàng nghìn, hàng vạn bản. Thế nhưng, tất cả các khâu làm tranh đều được làm thủ công hoàn toàn. Vì thế, mỗi bức tranh đều thấm đẫm tình cảm và sự chăm chút của những nghệ nhân.
Đầu tiên là khâu vẽ mẫu. Việc sáng tác tranh là do một người đảm nhận, nhưng được mọi người tham gia bình luận, góp ý để sửa lại cho phù hợp hơn. Vì vậy, cho đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng thì nó đã trở thành sáng tác chung của tập thể.
Mẫu vẽ xong được khắc lên ván in. Đây là khâu rất quan trọng và nó có ý nghĩa quyết định đến giá trị tác phẩm. Thông thường mỗi ván chỉ in được một màu. Do đó, số ván cần phải khắc bằng chính số màu trong tranh.
Tranh Đông Hồ đóng vai trò như một di sản văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu trong kho tàng tri thức dân gian Việt Nam. Chất liệu hội họa của tranh Đông Hồ mà bất cứ dòng tranh nào khác “cũng không thạo dùng và chưa nước nào có” (đặc biệt là màu điệp). Khắc gỗ, in tranh - một nghề thủ công cổ truyền của dân tộc ta từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới biết đến. Nó vừa là một nghề thủ công, vừa là một loại hình nghệ thuật dân gian rất Việt Nam. Giá trị của tranh và bàn tay vàng của nghệ nhân làm tranh dân gian cần được giữ gìn, phát huy và phổ biến rộng rãi.