logo

Công thức tính omega?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Công thức tính omega?” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Vật lí 10


Công thức tính omega?

- Khi một vòng quay là 2π rad, là bằng tốc độ góc ω nhân với thời gian đi hết một vòng quay. Từ đó ta có công thức tính omega là:

ω = 2π/T = 2πf

- Trong đó: 

+ ω là tần số góc hoặc tốc độ góc (được tính bằng radian trên giây)

+ T là khoảng thời gian để quay hết 1 vòng (được tính bằng giây

+ f là tần số thông thường (đo bằng hertz)


Kiến thức tham khảo về omega.


1. Khái niệm về omega

- Trong vật lý, tần số góc (hay tốc độ góc; ký hiệu là Ω hay ω) của một chuyển động tròn là đại lượng đo bằng góc mà bán kính quét được trong một đơn vị thời gian. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng không đổi. Nó cũng là độ lớn vô hướng của vector vận tốc góc. Ngoài ra vector tần số góc {\displaystyle {\vec {\omega }}} cũng được hiểu như vận tốc góc. Tần số góc (hay tốc độ góc) là độ lớn của vận tốc góc vectơ.

- Tần số góc có đơn vị đo là nghịch đảo thời gian. Trong hệ đo lường quốc tế (SI), tần số góc được đo bằng rad trên giây. 

[ĐÚNG NHẤT] Công thức tính omega?

2. Ý nghĩa của omega

a) Ý nghĩa trong Vật lí

- Trong kiến thức môn VậtlLí, omega biểu hiện cho điện trở (mức độ cản dòng điện) của vật, ký hiệu là Ω. Và ω chính là tần số góc của sự quay vòng tròn

b) Ý nghĩa trong Hóa học

- Trong kiến thức hóa học omega có ý nghĩa là: đối với oxi – 18, một đồng vị tự nhiên, ổn định của oxi

c) Ý nghĩa trong Thiên văn học

- Omega biểu hiện đến kinh độ của nút tăng lên của một quỹ đạo

- Trong số liệu thống kê

+ Omega được sử dụng để làm biểu tượng cho không gian mẫu hay tổng số kết quả có thể có được.

+ Trong lý thuyết số, omega là số số chia nguyên tố của n

d) Ý nghĩa trong lý thuyết topos

- Nó là bộ phân loại phụ của các subobject phân tử của một topos cơ bản


3. Các công thức liên quan đến omega

a) Dạng 1: Phương trình dao động:

- Định nghĩa: dđđh là 1 dđ được mô tả bằng 1 định luật dạng cos (hoặc sin), trong đó A, ω, φ là những hằng số

- Chu kì: T=1/ f = 2πω = t/n (trong đó n là số dao động vật thực hiện trong thời gian t)

+ Chu kì T: Là khoảng thời gian để vật thực hiện được 1 dđ toàn phần. Đơn vị của chu kì là giây (s).

+ Tần số f: Là số dđ toàn phần thực hiện được trong 1 giây. Đơn vị là Héc (Hz).

- Tần số góc: ω = 2πf = 2π/T

- Phương trình dao động: x = Acos(ωt + φ)

+ x : Li độ dđ, là khoảng cách từ VTCB đến vị trí của vật tại thời điểm t đang xét (cm)

+ A: Biên độ dđ, là li độ cực đại (cm). Đặc trưng cho độ mạnh yếu của dđđh. Biên độ càng lớn năng lượng dđ càng lớn. Năng lượng của vật dđđh tỉ lệ với bình phương của biên độ.

+ ω: Tần số góc của dđ (rad/s). Đặc trưng cho sự biến thiên nhanh chậm của các trạng thái của dđđh. Tần số góc của dđ càng lớn thì các trạng thái của dđ biến đổi càng nhanh.

+ φ: Pha ban đầu của dđ (rad). Để xác định trạng thái ban đầu của dđ, là đại lượng quan trọng khi tổng hợp dđ.

+ (ωt + φ): Pha của dđ tại thời điểm t đang xét

Lưu ý : Trong quá trình vật dđ thì li độ biến thiên điều hòa theo hàm số cos (x thay đổi theo thời gian t), nhưng các đại lượng A, ωt, φ là những hằng số. Riêng A, ω là những hằng số dương.

- Vận tốc tức thời:

[ĐÚNG NHẤT] Công thức tính omega? (ảnh 2)

- Gia tốc tức thời:

[ĐÚNG NHẤT] Công thức tính omega? (ảnh 3)

b) Dạng 2: Dao động điều hòa.

- Phương trình dao động điều hòa: x = Acos(ωt + φ), trong đó:

+ A là biên độ dao động, cũng là li độ cực đại của vật, A>0.

+ ωt + φ: là pha dao động tại thời điểm t.

+ φ là pha ban đầu, tức là tại thời điểm t=0.

- Chu kì, tần số, tần số góc:

+ Chu kì T (s) là khoảng thời gian mà vật thực hiện xong 1 dao động toàn phần, hay có thể hiểu là khoảng thời gian giữa 2 lần vật lặp lại trạng thái dao động.

+ Tần số f (Hz) là số dao động tuần hoàn thực hiện được trong 1s.

+ Tần số góc ω (rad/s) có mối liên hệ với chu kì và tần số: ω=2πf=2π/T

- Ngoài ra có thể tính tần số góc theo công thức:

[ĐÚNG NHẤT] Công thức tính omega? (ảnh 4)

+ Vận tốc của dao động điều hòa: v = x’ = -Aωsin(ωt+φ).

+ Gia tốc của dao động điều hòa: a = v’ = -Aω² cos(ωt+φ)= - xω²

- Đồ thị dao động điều hòa:

[ĐÚNG NHẤT] Công thức tính omega? (ảnh 5)

+ Trong một chu kì vật dao động luôn đi được một quãng đường 4A. Trong ¼ chu kì vật dao động luôn đi được quãng đường A.

+ Vật dao động trong khoảng có chiều dài L = 2A.

- Hệ thức độc lập:

[ĐÚNG NHẤT] Công thức tính omega? (ảnh 6)

- Một số giá trị đặc biệt:

+ xmax=A

+ vmax=Aω (tại VTCB)

+ amax=Aω² (tại biên)

c) Dạng 3: Dòng điện xoay chiều

- Xác định ω để Pmax, Imax, URmax.

+ Khi thay đổi ω, các đại lượng L, C, R không thay đổi nên tương ứng các đại lượng Pmax, Imax, URmax khi xảy ra cộng hưởng: ZL = ZC hay 

[ĐÚNG NHẤT] Công thức tính omega? (ảnh 7)
icon-date
Xuất bản : 18/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022