logo

Công thức tính công

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Công thức tính công” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về công cơ học là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Công thức tính công 

- Công là một đại lượng vô hướng có thể mô tả là tích của lực với quãng đường dịch chuyển mà nó gây ra, và nó được gọi là công của lực.

- Đơn vị của công là Jun (kí hiệu là J)

- Công thức tính công cơ học khi lực F làm dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực

A = F.s

Trong đó:

+ A là công của lực F (J)

+ F là lực tác dụng vào vật (N)

+ s quãng đường vật dịch chuyển (m)

+ Đơn vị của công là Jun, (kí hiệu là J).

1J = 1N.1m = 1Nm

- Bội số của Jun là kilojun (kí hiệu là kJ), 1kJ = 1000J

- Công cơ học là đại lượng vô hướng có thể âm, dương, hoặc bằng 0 phụ thuộc vào góc hợp bởi phương của lực tác dụng và hướng chuyển dời của hoạt động

+ A > 0: lực sinh công dương (công phát động)

+ A < 0: lực sinh công âm

+ A = 0: lực không sinh công

- Biểu thức công được nhà toán học người Pháp Gaspard-Gustave đưa ra năm 1826. Trong hệ đơn vị SI công có đơn vị là Jun (J) là đơn vị chung của những dạng năng lượng, từ biểu thức (1) => 1J=1N.1m => 1J là năng lượng sinh ra khi một lực có độ to 1N làm vật dịch chuyển được quãng đường 1m theo phương của lực tác dụng.

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về công cơ học và các biểu thức liên quan đến công, hãy cũng Top lời giải tìm hiểu chi tiết.


Kiến thức mở rộng về công cơ học và các biểu thức liên quan đến công.


1. Công cơ học là gì?

- Công cơ học là công của lực (khi một vật tác dụng lực và lực này sinh công thì ta có thể nói công đó là công của vật).

- Công cơ học thường được gọi tắt là công.

- Ví dụ:

Một đầu tàu hỏa kéo các toa tàu chuyển động, ta nói lực kéo của đầu tàu thực hiện công cơ học, hay đầu tàu thực hiện công cơ học.

[ĐÚNG NHẤT] Công thức tính công

2. Đơn vị của công cơ học:

- Đơn vị SI của công là joule (J), được định nghĩa là công thực hiện bởi một newton làm dịch chuyển một đoạn có chiều dài một mét. Đơn vị tương đương là newton-mét (N.m) cũng được sử dụng thỉnh thoảng, nhưng điều này có thể gây nhầm lẫn với đơn vị newton-mét dùng cho Mô men.

- Các đơn vị không phải SI của công bao gồm erg, foot-pound, foot-poundal, và litre-atmosphere. Những đơn vị khác là mã lực, therm, BTU và Ca-lo. Điều quan trọng phải nhớ là nhiệt lượng và công có cùng đơn vị đo.

- Nhiệt lượng không được xem xét như là một dạng công, vì năng lượng được truyền cho sự rung của các phân tử chứ không phải là sự dịch chuyển vĩ mô. Tuy nhiên, nhiệt lượng có thể gây ra công bởi sự giãn nở khí trong một xi-lanh như là trong động cơ của xe hơi.


3. Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển

- Chú ý: Trong các trường hợp có công có học, ta cần tìm ra lực nào đã thực hiện công đó.

- Ví dụ: Trong trường hợp đầu tàu hỏa đang kéo các toa chuyển động thì lực thực hiện công là lực kéo của đầu tàu hỏa, hoặc trong trường hợp quả táo rơi từ trên cây xuống thì lực thực hiện công là trọng lực.


4. Công suất có mối quan hệ như thế nào đến công?

- Một người bê một chiếc hộp từ mặt đất lên độ cao 20m mất 20phút, cũng chiếc hộp đó cần cẩu chỉ mất 2 phút. Nếu coi chuyển động đi lên của chiếc hộp là thẳng đều ta nhận thấy công cơ học để thực hiện dịch chuyển chiếc hộp lên cao là như nhau (vì chiếc hộp có khối lượng bằng nhau và quãng đường dịch chuyển giống nhau trong hai trường hợp) chỉ có thời gian để thực hiện công là khác nhau => từ đó người ta xây dựng khái niệm công suất.

- Công suất là đại lượng vật lý đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của một vật (người, máy móc …) Biểu thức tính công suất:

P=A/t

- Trong đó:

+ P: công suất (W)

+ A: công cơ học (J)

+ t: thời gian thực hiện công (s)

- Đơn vị của công suất là Oát (W)

1W.h = 3600J; 1KWh = 3600 kJ

- Ngoài ra người ta còn sử dụng đơn vị mã lực

1CV = 736W

1HP = 746W

icon-date
Xuất bản : 27/03/2022 - Cập nhật : 09/06/2022