logo

Công thức liên hệ giữa Vtp, Vbc, Vct là

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Công thức liên hệ giữa Vtp, Vbc, Vct là” và phần kiến thức mở rộng thú vị về động cơ đốt trong do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Công thức liên hệ giữa Vtp, Vbc, Vct là

Công thức liên hệ giữa vtp vbc vct (thể tích toàn phần, thể tích buồng cháy và thể tích công tác) là:

Vct = Vtp – Vbc


Kiến thức tham khảo về Động cơ đốt trong


1. Động cơ đốt trong là gì?

Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt, trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, động có sẽ tạo ra nhiệt và sinh ra công cơ học. Các loại động cơ đốt trong sẽ sử dụng dòng chảy để tạo ra công ra ngay trong buồng công tác (xilanh) của động cơ. 

[ĐÚNG NHẤT] Công thức liên hệ giữa Vtp, Vbc, Vct là

2. Một số khái niệm cơ bản liên quan tới động cơ đốt trong

*Điểm chết của Pit-tông:

- Điểm chết của Pit-tông là vị trí mà tại đó Pit-tông đổi chiều chuyển động, có 2 điểm chết.

*Thể tích toàn phần (Vtp) (Cm3 hoặc Lít).

- Vtp là thể tích Xilanh 

*Thể tích buồng cháy (Vbc) (Cm3 hoặc Lít).

- Vbc là thể tích xilanh khi pit-tông ở ĐCT

*Thể tích công tác (Vct) (Cm3 hoặc Lít).

- Vct là thể tích xilanh được giới hạn bởi 2 điểm chết Vct = Vtp + Vbc  . Nếu gọi D là đường kính xilanh ta có 

[ĐÚNG NHẤT] Công thức liên hệ giữa Vtp, Vbc, Vct là (ảnh 2)

*Tỉ số nén ε

- Tỉ số nén là tỉ số giữa Vtp và Vbc : 

[ĐÚNG NHẤT] Công thức liên hệ giữa Vtp, Vbc, Vct là (ảnh 3)

*Chu trình làm việc của động cơ

- Khi động cơ làm việc trong xilanh diễn ra 4 quá trình  nạp, nén , cháy - dãn nở , thải .

- 4 quá trình này được lặp đi lặp lại có tính chu kì .

*Kì

- Kì là phần của chu trình diễn ra trong thời gian một hành trình của pit-tông (tương đương vởi trục khuỷu quay 1800)


3. Cấu tạo chung của động cơ đốt trong

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm có 3 bộ phận chính sau đây: piston, thanh truyền, trục khuỷu. 

- Piston: Khi đó thì piston sẽ kết hợp với xi lanh và nắp mới để tạo thành một không gian làm việc. Bên cạnh đó thì piston sẽ nhận được một lực đẩy được sinh ra bởi khí cháy rồi sau đó sẽ tiến hành truyền lực cho trục khuỷu để có thể sinh ra công. Cùng với đó thì piston cũng nhận được lực đến từ trục khuỷu để có thể thực hiện một số quá trình như: nạp, nén, cháy – dãn nở và thải ra bên ngoài.

- Thanh truyền: hay còn gọi là tay biên. Đây là chi tiết thực hiện truyền lực giữa piston và trục khuỷu.

- Trục khuỷu: bộ phận nhận lực từ thanh truyền tạo ra momen quay để kéo máy công tác. Bên cạnh đó, trục khuỷu cũng nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston để thực hiện các quá trình hút, nén và xả.

Như vậy cấu tạo chung của một động cơ đốt trong sẽ bao gồm các bộ phận sau:

- Trục khuỷu

- Thanh truyền

- Piston

- Xi lanh

- Vòi phun

- Van động cơ (trục cam xả, trục cam nạp, vòng chặn lò xo xunáp, xích rây,..)

Đây chính là những bộ phận chính góp phần cấu thành nên hệ thống động cơ.

Các hệ thống chính của động cơ đốt trong:

- Cơ cấu phân phối khí:

Có vai trò giúp đóng mở các cửa nạp thải đúng lúc để giúp động cơ có thể thực hiện quá trình nạp khí mới vào xy lanh và giúp cho việc thải khí đã cháy trong xy lanh ra ngoài.

- Hệ thống bôi trơn: Đưa dầu bôi trơn đến các chi tiết trong động cơ để từ đó giúp các chi tiết được hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ chi tiết..

- Hệ thống làm mát:

Giữ cho nhiệt độ các chi tiết trong động cơ không được vượt quá giới hạn cho phép khi động cơ hoạt động.

- Hệ thống có khả năng cung cấp nhiên liệu và không khí:

Có khả năng cung cấp hòa khí sạch vào xy lanh động cơ giúp cho lượng và tỉ lệ hòa khí sao cho phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.

- Hệ thống khởi động


4. Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong

Hiện nay, có khá nhiều loại động cơ đốt trong sử dụng chu kỳ tuần hoàn khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các động cơ này đều lặp lại trong một chu kỳ tuần hoàn bao gồm 4 bước: nạp, nén, nổ và xả. 

*Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ

- Kỳ 1: Kỳ nạp

+ Pitton đi từ điểm chết trêm -> điểm chết dưới, xupap nạp mở xupap thải đóng

+ Lúc này pitton được trục khủy dẫn độ đi xuống, áp suất trong xi lanh giảm, không khí trong đường nạp sẽ qua cửa nạp đi vào xi lanh nhờ sự chênh lệch áp suất.

- Kỳ 2: Kỳ nén

+ Pitton đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, lúc này 2 xupap đều đóng.

+ Pitton được trục khuỷu dẫn động đi lên làm thể tích trong xi lanh giảm áp suất nhiệt độ khí trong xi lanh tăng.

+ Ở cuối kỳ nén, vòi phun phun một lượng nhiên liệu diezen với áp suất cao vào trong buồng cháy.

- Kỳ 3:  Kỳ nổ

+ Bugi đánh lửa đốt cháy hòa khí cung cấp năng lượng cho Piston. Piston sẽ di chuyển từ ĐCT xuống ĐCD. Lúc này cả Xupap xả và Xupap nạp đều đóng lại, trục khuỷu quay một góc 180 độ

- Kỳ 4: Kỳ thải

+ Piston di chuyển từ ĐCD lên ĐCT đồng thời Xupap xả mở ra để khí thải được thoát ra ngoài động cơ, Xupap nạp vẫn đóng thanh truyền sẽ quay một góc 180 độ

*Ưu – nhược điểm của động cơ 4 kỳ:

- Ưu điểm: Tiết kiệm nhiên liệu; ít gây ô nhiễm; bền và lành tính.

- Nhược điểm: Công suất nổi trội; cấu tạo phức tạp.

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 28/11/2022