logo

Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Hóa học 11 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là?

A. CnH2n-2O

B. ROH

C. CnH2n+1OH

D. CnH2n-1OH

Trả lời: 

Đáp án đúng: C. CnH2n+1OH

Giải thích: Ancol etylic thuộc dãy đồng đẳng ancol no, đơn, hở (CnH2n+2O hay CnH2n+1OH) 

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về “ancol” nhé!


Kiến thức tham khảo về ancol


1. Định nghĩa ancol

- Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm hidroxyl (OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.

Công thức tổng quát của ancol: R(OH)n (n ≥ 1), với R là gốc hiđrocacbon.

- Công thức của ancol no mạch thẳng, đơn chức: CnH2n+1OH hay CnH2n+2O (với n ≥ 1).

Ví dụ: CH3OH, CH3CH2OH, CH2=CH-CH2–OH,...

- Nhóm -OH liên kết với nguyên tử cacbon no là nhóm -OH ancol.

- Bậc của ancol là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm -OH.

Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là?

2. Phân loại ancpl

a) Ancol no, đơn chức, mạch hở

Phân tử có một nhóm -OH liên kết với gốc ankyl: C H2 −OH 

b) Ancol không no, đơn chức, mạch hở

Phân tử có một nhóm -OH liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon không no.

c) Ancol thơm, đơn chức

Phân tử có nhóm -OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc mạch nhánh của vòng benzen.

d) Ancol vòng no, đơn chức

Phân tử có một nhóm -OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc gốc hiđrocacbon vòng no.

e) Ancol đa chức

Phân tử có hai hay nhiều nhóm -OH ancol.


3. Đồng phân và danh pháp

a, Đồng phân

Đồng phân: Đồng phân nhóm chức, đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí nhóm OH, đồng phân vị trí liên kết bội, đồng phân hình học nối đôi.

Ví dụ: Viết đồng phân của C3H8O.

b, Danh pháp

*Tên thông thường:

Qui tắc: 

Tên ancol = tên gốc hiđrocacbon no tương ứng + ic.

VD: CH3OH: Ancol metylic

CH3–C(CH3)2–OH    Ancol tert-butylic

CH3-CH2-CH(CH3)-OH   Ancol sec-butylic

CH2=CH–CHOH     Ancol alylic

HOCH2–CH2OH     Etilen glicol

CH2OH–CHOH–CH2OH  Glixerol

 CH3-CH2-OH: ancol etylic.

b. Tên thay thế:  

Các bước:

* Chọn mạch chính dài nhất chứa OH

* Đánh số thứ tự ưu tiên phía có OH gần nhất.

Qui tắc: Tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ vị trí OH + ol

Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là? (ảnh 2)

4. Tính chất vật lý

- Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hiđcacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol có liên kết hiđro → Ảnh hưởng đến độ tan.

- Từ C1 đến C12 ancol ở thể lỏng (khối lượng riêng d < 1), từ C13 trở lên ở thể rắn.

- C1 đến C3 tan vô hạn trong nước vì có liên kiết H với nước.

- Độ rượu = (Vancol nguyên chất/Vdd ancol).100

- Các poli như etylen glicol, glixerol thường sánh, nặng hơn nước và có vị ngọt.


5. Tính chất hóa học 

a) Phản ứng thế nguyên tử H trong nhóm OH

- Ancol tác dụng với kim loại kiềm M tạo ra muối ancolat. Phản ứng này chứng tỏ phân tử ancol có nguyên tử hidro linh động.

- Phản ứng riêng của glixerol: tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức chất tan có màu xanh lam rất đặc trưng.

b) Phản ứng thế nhóm OH

- Phản ứng với axit vô cơ mạnh như HX, HNO3, H2SO4

R-OH + HA → R-A + H2O ( A là: Hal, ONO2…)

- Phản ứng với ancol tạo ete: R- OH + HO- R’  (H2SO4 đặc,to) →R- O- R’ + H2O

c) Phản ứng tách nước tạo anken

Ancol khi tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng ở nhiệt độ 1700oC cho phản ứng tách nước tương tự như phản ứng tách HX từ dẫn xuất halogen.

d) Phản ứng oxi hóa

- Oxi hóa không hoàn toàn: Khi oxi hóa nhẹ thì ancol bậc 1 tạo anđehit; ancol bậc 2 tạo xeton; ancol bậc 3 không phản ứng. 

Ví dụ:

R- CH2OH + CuO →  R- CHO + Cu +  H2O

- Oxi hóa hoàn toàn: Ancol cháy tạo ra khí cacbonic, hơi nước và tỏa nhiều nhiệt


6. Điều chế:

Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là? (ảnh 3)
icon-date
Xuất bản : 17/03/2022 - Cập nhật : 21/03/2022