logo

Công nghệ cấy truyền phôi còn được gọi là, Sinh học lớp 12

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Công nghệ cấy truyền phôi còn được gọi là” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 12 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Công nghệ cấy truyền phôi còn được gọi là:

A. Công nghệ tăng sinh sản ở động vật

B. Công nghệ nhân giống vật nuôi

C. Công nghệ nhân bản vô tính động vật

D. Công nghệ tái tổ hợp thông tin di truyền

Trả lời:

Đáp án đúng A: Công nghệ tăng sinh sản ở động vật

Công nghệ cấy truyền phôi còn được gọi là Công nghệ tăng sinh sản ở động vật.


Kiến thức tham khảo về Công nghệ cấy truyền phôi  


1. Công nghệ cấy truyền phôi là gì?

Cấy truyền phôi là một quá trình đưa phôi tạo ra từ cá thể cái này (cái cho phôi) vào cá thể cái khác (cái nhận phôi) phôi vẫn sống, phát triển bình thường trên cơ sở trạng thái sinh lý sinh dục của cái nhận phôi phù hợp với trạng thái sinh lý sinh dục của cái cho phôi hoặc phù hợp với tuổi phôi (gọi sự phù hợp này là đồng pha).

Cấy truyền phôi là một quá trình đưa phôi tạo ra từ cá thể cái này vào cá thể cái khác.


2. Công nghệ cấy truyền phôi có những lợi ích gì?

- Phổ biến và nhân nhanh các giống tốt, quí, hiếm ra thực tế sản xuất trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những cá thể cái cao sản thông qua lấy phôi và cấy truyền những phôi của chúng (tận dụng được đồng thời những đặc tính tốt ở cả con bố và con mẹ).

- Nâng cao cường độ chọn lọc, đẩy mạnh công tác giống trên cơ sở tăng nhanh tiến bộ di truyền hàng năm.

- Nâng cao khả năng sinh sản, các sản phẩm thịt, sữa trong chăn nuôi.

- Hạn chế mức tối thiểu số lượng gia súc làm giống, từ đó giảm các chi phí khác đi kèm.

- Giúp cho con người dễ dàng, thuận lợi trong việc xuất nhập, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước, các vùng, các địa phương đã được thương mại hóa.

- Bảo tồn con giống dưới dạng trứng, tinh trùng, phôi nhằm giữ gìn vật liệu di truyền.

- Hạn chế một số dịch bệnh và nâng cao khả năng chống chịu bệnh, khả năng thích nghi cho con vật ở môi trường mới, cụ thể:

 - Phần lớn các bệnh ở gia súc không lây qua phôi.

- Nếu phôi được đem đến môi trường mới để cấy truyền, mẹ nhận phôi trong thời gian mang thai đã tạo cho con kháng thể chống lại một số bệnh, và khi ra đời ngay từ đầu con vật dễ dàng thích ứng với môi trường xung quanh.

- Làm cơ sở để thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu và phát triển một số ngành khoa học có liên quan như: Sinh lý, sinh hóa.

- Di truyền học: Lai ghép phôi, chuyển gen tạo những giống mới...

- Thú y và y học: Chế tạo các vacxin chống bệnh, thay thế gen xấu, miễn dịch sinh sản.


3. Cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi

Công nghệ cấy truyền phôi bò là một quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này (bò cho phôi) vào cơ thể bò mẹ khác (bò nhân phôi), phôi vẫn sống và phát triển tốt, tạo thành cá thể mới và được sinh ra bình thường.

- Cơ sở khoa học:

+ Phôi có thể coi là một cơ thể độc lập ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Nếu được chuyển vào cơ thể khác có trạng thái sinh lí sinh dục phù hợp với trạng thái của cơ thể cho phôi (hoặc phù hợp với tuổi phôi) thì nó vẫn sống và phát triển bình thường. Sự phù hợp này gọi là sự đồng pha.

+ Hoạt động sinh dục của vật nuôi so các hooc-môn sinh dục điều tiết. Bằng các chế phẩm sinh học chứa hooc-môn hay hooc-môn nhân tạo, con người có thể điều khiển sinh sản của vật nuôi theo ý muốn. 

Công nghệ cấy truyền phôi còn được gọi là, Sinh học lớp 12

4. Lịch sử công nghệ cấy truyền phôi Bò 

Công nghệ cấy truyền phôi ở động vật đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Năm 1951, con bê đầu tiên sinh ra đầu tiên từ công nghệ cấy truyền phôi đã đánh dấu bước thành công đầu tiên của công nghệ này.

Ngày nay, công nghệ phôi đã trở thành một biện pháp cải tạo giống gia súc nhanh nhất, hiệu quả nhất. Công nghệ đã được áp dụng ở nhiều nước chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Newzealand…

Trên thế giới đã có 75 - 95% bò đực giống có năng suất sản lượng sữa cao đang sử dụng được tạo ra từ công nghệ cấy truyền phôi.

Ở Việt Nam, năm 1978 tại Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ cấy truyền phôi, đến năm 1986 thì con bê đầu tiên ở Việt Nam ra đời.

Đến nay nước ta có trên 200 con bê đã được ra đời, một số tỉnh đã thành công trong công nghệ này như Hà Nội, Hà Tây cũ, thành phố Hồ Chí Minh…


5. Trình tự công đoạn của công nghệ cấy truyền phôi Bò 

- Chọn cá thể bò năng suất cho phôi.

- Chọn cá thể bò nhận phôi có hoạt động sinh dục, cơ quan sinh sản tương đồng.

- Thực hiện động dục đồng loạt bằng hình thức nhân tạo hoặc tự nhiên.

- Tiến hành kích, gây rụng trứng ở cá thể cho phôi với số lượng lớn.

- Chờ cá thể bò nhận phôi đến thời điểm động dục.

- Nhân giống mới bằng cách kết hợp giống bò cho phôi với cá thể đực khỏe mạnh.

- Lựa chọn thời gian thu hoạch phôi.

- Ghép cấy phôi cho cá thể nhận.

- Bò cho phôi quay trở về với cuộc sống trước kia và sinh sản lại bình thường. Chờ khoảng 5 tháng sau tiếp tục tạo và lấy phôi mới.

- Cá thể bò cái nhận phôi có chửa.

- Sinh sản đàn bò con mang gen trội, sở hữu những di truyền tốt từ cá thể bò cho phôi.

icon-date
Xuất bản : 06/04/2022 - Cập nhật : 14/06/2022