logo

Soạn Công nghệ 11 Kết nối tri thức Ôn tập chương VI (trang 117)

Hướng dẫn Soạn Công nghệ 11 Kết nối tri thức Ôn tập chương VI trang 117 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Ôn tập chương VI


1. Trình bày sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Trả lời:

Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là:

- Chất thải trong chăn nuôi là một trong những nhân tố gây ra hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu nên chúng ta cần phải biết cách xử lí chất thải thật tốt để không gây ô nhiễm môi trường.

- Việc ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.

- Không chỉ vậy nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi và hình thành ra một số bệnh dịch nguy hiểm.

- Khi chất thải không được xử lí đúng theo quy trình thì nó vừa làm ô nhiễm môi trường, vừa làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.


2. Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và biện pháp khắc phục. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

Trả lời:

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là:

- Nguyên nhân đầu tiên là do chất thải chăn nuôi

- Nguyên nhân thứ hai là do xác chết của vật nuôi

- Nguyên nhân thứ ba là do quá trình hô hấp của vật nuôi hình thành một số khí thải ra môi trường

- Nguyên nhân thứ tư là do các trang trại chăn nuôi nằm ở gần khu dân cư có diện tích nhỏ hẹp

Một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là:

- Quy hoạch khu chăn nuôi xa khu dân cư và đường giao thông chính, xây dựng một hệ thống chuồng trại tốt, đảm bảo được các yêu cầu chung cũng như phù hợp với việc áp dụng các giải pháp chăn nuôi tiên tiến.

- Mật độ và diện tích chuồng nuôi phải phù hợp với số lượng vật nuôi cũng như các giống vật nuôi.

- Sử dụng các công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi.

- Thường xuyên làm công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại.

- Chuyển đổi phương thức chăn nuôi phù hợp với từng khu vực.

Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em là: Hiện tại ở địa phương em vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trường do quá trình chăn nuôi gây ra. Tuy nhiên địa phương em đã sử dụng một số biện pháp để khắc phục như quy hoạch khu chăn nuôi ra xa khu dân cư, xây dựng hầm chứa biogas để thu gom chất thải chăn nuôi, từ đó cũng phần nào hạn chế được ô nhiễm môi trường, giảm thiểu lây lan khi có bệnh dịch và tiết kiệm được chi phí trong chăn nuôi.


3. Mô tả một số biện pháp phổ biến trong xử lí chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

Trả lời: 

Một số biện pháp phổ biến trong xử lí chăn nuôi là:

- Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học: Phương pháp này phù hợp với những hệ thống chăn nuôi có sử dụng nước để dội chuồng, tắm, làm mát cho gia súc. Chất thải chăn nuôi khi thải ra được đưa về hầm, túi hoặc hồ lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí. Quá trình này sẽ phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học, đồng thời sẽ tiêu diệt một số vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi. Khi khí sinh học tạo ra sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm chất đốt, chạy máy phát điện,... Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón. Nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng trong trang trại chăn nuôi. 

Soạn Công nghệ 11 Kết nối tri thức Ôn tập chương VI (trang 117)

- Ủ phân compost: Phương pháp ủ phân compost được sử dụng chủ yếu đối với chất độn chuồng và phân của động vật. Ủ phân compost là một trong những quá trình quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng sử dụng trong trồng trọt. Thông qua quá trình ủ phân compost, các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi được phân huỷ nhờ hoạt động lên men của các vi sinh vật. Bên cạnh đó, nhiệt độ đống ủ có thể đạt đến 70oC nên hầu hết các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt và chúng ta không lo việc dịch bệnh hình thành và lây lan.

- Xử lí nhiệt: Phương pháp xử lí nhiệt (đốt) chính là sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt để làm giảm kích thước chất thải cho khâu xử lí tiếp theo. Khi chúng ta đốt chất thải rắn có độ an toàn dịch bệnh cao, đảm bảo tiêu diệt được cả bào tử của vi khuẩn. Phương pháp này khá đơn giản và dễ áp dụng. Năng lượng phát sinh trong quá trình đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

- Lọc khí thải: Không khí trong chuồng nuôi thường chứa nhiều bụi, ammonia và các hợp chất gây mùi. Khi vật nuôi được nuôi trong hệ thống chuồng kín, không khí trong chuồng được lọc bụi, mùi và ammonia trước khi xả thải ra ngoài sẽ không làm ô nhiễm môi trường không khí ở xung quanh chuồng nuôi. Việc giảm thiểu các khí gây mùi trong không khí có thể thực hiện bằng các phương pháp kĩ thuật tách khí như hấp thụ khí gây mùi bằng các chất hấp thụ thể lỏng, thể rắn và hoá lỏng khí. Tuy nhiên, các giải pháp này thường có chi phí cao, khó áp dụng đối với hệ thống chuồng trại nhỏ.

Liên hệ thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em là:

Ở địa phương và gia đình em thường sử dụng biện pháp khí sinh học (biogas) và hồ sinh học để xử lí chất thải chăn nuôi. Ngoài ra, ở địa phương em còn sử dụng thêm phương pháp ủ phân compost để xử lí chất thải chăn nuôi.


4. Nêu một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải chăn nuôi. Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em.

Trả lời:

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải chăn nuôi là:

- Sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotics) cho vật nuôi giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột của vật nuôi.

- Công nghệ sinh học sản xuất ra các enzyme, acid bổ sung vào khẩu phần ăn cho vật nuôi giúp tăng hiệu quả tiêu hóa và giảm lượn chất thải từ vật nuôi.

- Sử dụng thức ăn ủ chua, bổ sung lipid, acid hữu cơ, tanmin vào khẩu phần ăn cho một số gia súc nhai lại.

- Áp dụng chăn nuôi có đệm lót có vi sinh giúp giảm đáng kể mùi hôi thối, giảm ruồi muỗi.

- Sử dụng một số chế phẩm vi sinh trong xử lí chất thải chăn nuôi.

Biện pháp phù hợp với thực tiến của gia đình và địa phương em đó là: sử dụng chế phẩm vi sinh (probiotics) cho vật nuôi giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột của vật nuôi. Ngoài ra, còn áp dụng chăn nuôi có đệm lót vi sinh giúp giảm đáng kể mùi hôi thối, giảm ruồi muỗi. 

>>> Xem toàn bộ: Soạn Công nghệ 11 Kết nối tri thức

---------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Soạn Công nghệ 11 Kết nối tri thức Ôn tập chương VI trang 117 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 30/03/2023 - Cập nhật : 20/07/2023

Tham khảo các bài học khác