logo

Có ý kiến cho rằng "thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của châu Á"

Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng “thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của châu Á". Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Trả lời:

Đây là một nhận đính chính xác vì thế kỉ 21 là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi vượt bậc của kinh tế - xã hội của châu Á.

- Các nước lần lượt giành lại độc lập tự chủ

- Xây dựng nền kinh tế ổn định, phát triển bền vững

- Nhiều nền công nghiệp lớn phát triển mạnh mẽ tại 1 số nước như trung quốc, ấn độ

- Nhờ nguồn lao động dồi dào nên sản phẩm tạo ra lớn

- Việc quản lý dân số và các chính sách kinh tế xã hội được thực hiện tốt

- Nền công nghiệp, dịch vụ sánh ngang hàng với các cường quốc trên thế giới

Cụ thể:

- Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới…

- Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.

+ Sing-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “con rồng ở châu Á”.

+  Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%.

+ Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%.

- Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “Thế kỷ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á.

Có ý kiến cho rằng “thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của châu Á"

- Sự trỗi dậy của châu Á, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc về tốc độ và quy mô. Ngày nay, châu Á không chỉ trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới, mà còn là thị trường lớn nhất. Hong Kong, Tokyo, Singapore, Shanghai, và Mumbai đang trở thành những trung tâm tài chính quốc tế. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu về sự phát triển của châu Á các em nhé!


1. Đặc điểm phát triển kinh tế các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay

- Sau chiến tranh thế giới lần II nền kinh tế các nước Châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, biểu hiện: xuất hiện cường quốc kinh tế Nhật Bản và một số nước công nghiệp mới (NIC). 

- Trong nửa cuối thế kỉ XX, kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến.

- Trình độ phát triển giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ rất khác nhau:

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao: Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan,..

+ Một số nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Ma-lai-xi-a,…

Có ý kiến cho rằng “thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của châu Á" (ảnh 2)
Trùng Khánh - Trung Quốc

+ Một số nước đang phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp: Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Nê-pan, Băng-la-đét,…

+ Một số nước giàu dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí: Bru-nây, Cô-oét, A-râp Xê-ut,…

- Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông-công nghiệp nhưng lại có ngành công nghiệp rất hiện đại như ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ,…: Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan,..

- Ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ,… còn chiếm tỉ lệ cao.

Có ý kiến cho rằng “thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của châu Á" (ảnh 3)
Khu ổ chuột ở Ấn Độ

2. Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á

- Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 9% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỷ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.

- Những lý do dẫn đến dân cư Châu Á đông. Cụ thể như sau:

+ Phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới.

+ Châu Á có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động.

+ Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.

– Dân cư xã hội Châu Á có những đặc điểm như sau:

+ Châu Á có số dân đứng đầu thế giới.

+ Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

+ Dân số tăng nhanh mật độ dân số không đồng đều.

+ Hiện nay nhiều nước châu Á đang thực hiện những biện pháp nhằm hạn chế gia tăng dân số do đó tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên mới giảm mạnh qua các năm gần đây.

- Châu Á có nền văn hóa đa dạng với sự ra đời của nhiều tôn giáo lớn, hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới đều bắt nguồn từ châu Á. Cụ thể:

+ Ấn độ giáo: Ra đời ở Ấn Độ vào khoảng 2500 TCN thờ Đấng tối cao Ba La Môn, phân bố chủ yếu ở Ấn Độ.

+ Phật giáo: Ra đời ở Ấn Độ vào thế kỉ VI TCN, thờ Phật Thích Ca, phân bố chủ yếu ở Đông Á và Nam Á

+ Ki-tô giáo: Ra đời ở Pa-le-xtin vào đầu công nguyên, thờ chúa Giê Su, chủ yếu ở Philippines.

+ Hồi Giáo: Ra đời ở A-rập-Xê-út vào thế kỷ VII sau công nguyên, thờ Thánh A La phân bố chủ yếu ở Nam Á, Malaysia, Indonesia.

- Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác.


3. Thời điểm chín muồi của châu Á

Theo nhà kinh tế này, châu Á nơi chiếm 1/3 lưu lượng hàng hoá giao dịch của thế giới, đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của dòng vốn đầu tư nước ngoài và đang hướng tới đóng góp 50% GDP của thế giới vào năm 2040 và 40% tiêu dùng của thế giới. 

Khu vực này có mạng lưới kết nối năng động vẫn không ngừng phát triển, đã tham gia và tạo những đột phá mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong lĩnh vực tài chính hơn 70% dòng vốn đổ vào giới khởi nghiệp đến từ các nhà đầu tư nội vùng và hơn thế nữa, trung tâm của thế giới đang dịch chuyển về đây với những cơ hội mới.

Theo ông Wang Dong, tổng thư ký, Viện Pangoal, Trung Quốc trong thập niên qua, hai nền kinh tế lớn của thế giới có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 5-7% đều đến từ châu Á, đó là Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến Việt Nam, quốc gia nằm trong tốp những nước giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhiều năm. 

"Các quốc gia châu Á cho thấy họ có sự cam kết mạnh mẽ trong quá trình phát triển của mình bằng cách đón nhận, mở cửa hơn nữa với thế giới, sẵn sàng tham gia sân chơi toàn cầu", ông Wang Dong nói tại phiên họp toàn thể chủ đề "Châu Á trong quá trình chuyển đổi" tối ngày 24-11. 

Theo ông Wang Dong, ngay một nước như Trung Quốc, chính phủ cũng có những cam kết gắn kết với thế giới bên ngoài nhiều hơn nữa, không ngừng đầu tư cho nghiên cứu, phát triển, trở thành một quốc gia khởi nghiệp. Ước tính tổng chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) hằng năm của Trung Quốc khoảng 300 tỉ USD, đưa nước này là một trong những quốc gia thành công của đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Bà Rita Sim, CEO của Cense media, Malaysia cho rằng một trong những động lực phát triển của châu Á không thể không nhắc đến chính là nhu cầu tiêu dùng nội địa. Dân số trẻ, năng động và nỗ lực tái cấu trúc cơ sở hạ tầng của chính phủ, không chỉ xây dựng các bệnh viện, đường xá, trường học mà cả cải cách pháp luật để thích nghi với những điều kiện mới.

Phác thảo một bức tranh về khu vực này, bà Rita Sim cho rằng các thách thức mà châu Á phải đối mặt từ những đụng độ căng thẳng về chính trị, biến đổi khí hậu đến thách thức với thế hệ trẻ những người sinh từ năm 1995 trở đi, đang là điều không thể tránh khỏi. 

"Bất chấp những lo ngại này châu Á vẫn giữ được tốc độ phát triển của khu vực, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế mới của với nhu cầu nội địa, cấu trúc lại châu Á và cả hệ thống tài chính", bà Rita Sim nói.

icon-date
Xuất bản : 18/02/2022 - Cập nhật : 18/02/2022