Câu hỏi:
Có ý kiến cho rằng, năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Tại sao?
Lời giải:
Có ý kiến cho rằng, năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên. Điều này là không đúng.
Bởi vì khi năng suất lao động tăng tức là trong cùng một khoảng thời gian thì người lao đông tạo ra một số lượng hàng hóa lớn hơn trước, khiến số lượng hàng hóa tăng lên và lượng giá trị hàng hóa giảm xuống và lợi nhuận theo đó tăng lên (nếu giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi).
Cùng Top lời giải mở rộng kiến thức liên quan đến năng suất lao động nhé!
Quy luật giá trị là một quy luật kinh tế nói lên lượng giá trị của hàng hóa và mối quan hệ giữa giá trị và giá cả của hàng hóa.
– Giá trị sử dụng là một trong hai thuộc tính của hàng hóa, là công dụng của hàng hóa đó có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: áo để mặc, gạo để ăn, xe để đi lại,…
– Giá trị là thuộc tính thứ 2 của hàng hóa, là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa đó.
– Giá trị trao đổi là mối quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.
– Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị.
– Thời gian lao động cá biệt là thời gian lao động của một cá nhân hay một tổ chức sản xuất để tạo ra một đơn vị hàng hóa.
– Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thiết bị kỹ thuật trung bình, trình độ tay nghề trung bình và cường độ lao động trung bình.
Giá trị hàng hóa được đo bằng lượng lao động kết tinh trong hàng hóa đó.
Còn lượng lao động thì được đo bằng thời gian lao động, thời gian lao động thì được đo bằng các thành phần nhất định của thời gian như: giờ, ngày, tháng…
Đến đây ta có thể hiểu là một người lười biếng vừa làm vừa chơi có thời gian lao động càng dài thì sẽ tạo ra hàng hóa có giá trị càng cao.
Nhưng sự thật thì không phải vậy!
Toàn bộ lượng lao động của xã hội được thể hiện bằng tổng giá trị của thế giới hàng hóa. Mà lượng lao động xã hội là tổng lượng lao động của các cá thể riêng biệt.
Lượng lao động của cá thể riêng biệt được thể hiện là giá trị “cá biệt” của một đơn vị hàng hóa.
Lượng lao động cá biệt này được kết tinh trong hàng hóa là một phần của sức lao động của con người, là bộ phận của lượng lao động toàn xã hội và xét về bản chất là như nhau – đều là sức lao động của con người để sản xuất ra hàng hóa.
Hay nói cách khác, lượng lao động cá biệt của một người có tính chất đại diện cho lượng lao động trung bình của xã hội và hoạt động sản xuất với tư cách là lượng lao động trung bình của xã hội.
Vậy nên, lượng lao động trung bình này cần một khoảng thời gian lao động cần thiết trung bình đủ để sản xuất ra hàng hóa, đó chính là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Do đó, thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định đến giá trị hàng hóa.
Hơn nữa, nếu giá trị của hàng hóa được quyết định bởi thời gian lao động cá biệt thì trên thị trường sẽ có tình trạng một mặt hàng được bán với rất nhiều mức giá cả khác nhau dẫn đến rối loạn thị trường.
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
- Yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Thứ nhất, theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ và lao động sống) nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa
+ Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết, chứ không phải bất kỳ chi phí cá biệt nào) và đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng.
- Sự tác động, hay biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị.
Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung - cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó hình là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
a. Về phía nhà nước
- Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Ban hành chính sách, pháp luật để điều tiết thị trường, phát huy mặt tích cực và hạn chế phân hóa giàu nghèo và những mặt tiêu cực khác, thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
b. Về phía công dân
- Phấn đấu giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.
- Kịp thời điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
- Đổi mới kĩ thuật – công nghệ, hợp lí sản xuất à nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tăng lên.