Câu hỏi: Mộ chum và tượng thần Bra-ma là những hiện vật khảo cổ tiêu biểu cho nền văn minh Chăm-pa và nền văn minh Phù Nam. Mai táng người đã mất trong mộ chum là một nét đặc sắc trong nền văn minh Chăm-pa. Thần Bra-ma (thần Sáng tạo) là một trong ba vị thần Hin-đu giáo được điêu khắc trên nhiều chất liệu thuộc nền văn minh Phù Nam.
Vậy cơ sở nào dẫn đến sự hình thành nền văn minh Chăm - pa và nền văn minh Phù Nam? Thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh đó là gì?
Trả lời:
- Văn minh Chăm - pa và Phù Nam được hình thành dựa trên những cơ sở về: điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội cụ thể, riêng biệt
- Ở thời kì cổ - trung đại, cư dân Chăm-pa, Phù Nam đã đạy được nhiều thành tựu rực rỡ trên các phương diện về: đời sống vật chất; đời sống tinh thần; tổ chức nhà nước và xã hội.
* Khái quát về vương quốc Phù Nam
Vương quốc Phù Nam được xác định là một quốc gia cổ đại - Nhà nước đầu tiên có nền chính trị- kinh tế hùng mạnh ở Đông Nam Á trong 6 thế kỷ đầu Công nguyên. Quốc gia này để lại cho chúng ta nền Văn hóa Óc Eo. Đây là một nền văn hóa, văn minh cổ đại xuất hiện sớm nhất vùng Đông Nam Á. Phù Nam đã có một thời kỳ hình thành, phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhưng về sau gặp biến cố nên đã bị suy vong và biến mất. Tất cả đền đài, thành quách đều bị chôn vùi trong lòng đất suốt hàng nghìn năm. Về sau người ta chỉ biết đến Vương quốc Phù Nam qua sự phát hiện ra nền văn hóa Óc Eo từ cuộc khai quật đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret tại gò Óc Eo (xã Vọng Khê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) vào năm 1944. Với những gì Louis Malleret phát hiện, cùng với những kết quả khảo cổ của các đồng nghiệp Việt Nam sau này đã vẽ nên một cách sống động về nền văn hóa cổ từng tồn tại và phát triển rực rỡ ở đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công Nguyên.
* Khái quát về vương quốc Chăm - pa
Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ cuối thể kỷ thứ II (sách Lâm Ấp Ký ghi năm đầu niên hiệu Sơ Bình = 192) đến năm 1832. Trước thế kỷ thứ 7, chúng tôi không thấy quốc hiệu tự xưng trong văn bia. Sau thế kỷ thứ 7, quốc hiệu Chăm Pa xuất hiện nhưng không bao giờ ghi như Chăm Pa hay Campa, mà phải gắn thêm từ pura, desa hay nagara như Campāpura, Campādeśa, Campānagara, Chiêm Thành hay Nagar Cam. Trong bài này các tác giả dùng từ Chăm Pa vì lý do theo thói quen trong tiếng Việt. Trường hợp ghi chép một cách khoa học, đúng theo sử liệu gốc thì phải ghi: Chiêm Thành, Thuận Thành (Sử sách chữ Hán) hay Nagar Cam (Sử sách chữ Chăm). Tuy nhiên, các sử sách chữ Jawi (Mã Lai) và chữ Java (Jawa) thì dùng từ Cempa từ lâu, và họ không gắn từ Nagar.