Những chính sách định giá phổ biến là chính sách định giá hớt váng và dựa trên cơ sở chi phí, chính sách dựa trên nhận thức của khách hàng và phản ứng cạnh tranh, theo định hướng nhu cầu và truyền thống.
Đáp án chính xác, lời giải dễ hiểu cho câu hỏi: “Có những chính sách định giá phổ biến nào?” cùng với kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi hay nhất là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức. Cùng Top lời giải ôn tập nhé!
A. Chính sách định giá hớt váng và dựa trên cơ sở chi phí
B. Chính sách dựa trên nhận thức của khách hàng và phản ứng cạnh tranh
C. Theo định hướng nhu cầu và truyền thống
D. Cả A, B, C
Trả lời
Đáp án đúng: D. Cả A, B, C
Những chính sách định giá phổ biến là chính sách định giá hớt váng và dựa trên cơ sở chi phí, chính sách dựa trên nhận thức của khách hàng và phản ứng cạnh tranh, theo định hướng nhu cầu và truyền thống.
- Chính sách là sản phẩm của quá trình ra quyết định lựa chọn các vấn đề, mục tiêu và giải pháp để giải quyết.
- Giá (Price) trong trao đổi là biểu hiện biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung – cầu, tích lũy và tiêu dùng, cạnh tranh…
- Giá đối với người mua là khoản tiền mà họ phải trả để sở hữu, sử dụng những lợi ích mà họ muốn có ở sản phẩm, dịch vụ. Giá đối với người bán là mức thu nhập mà người bán nhận được từ việc tiêu thụ sản phẩm / dịch vụ.
- Định giá là một trong 4 thành phần quan trọng nhất của giải pháp tổng hợp (marketing Mix) gồm có Product (sản phẩm), price (giá cả), place (địa điểm) và promotion (quảng bá). Chính sách giá trong marketing (Pricing strategy) được hiểu những phương pháp, kế hoạch nghiên cứu đưa ra để xác định một mức giá hấp dẫn, cạnh tranh nhất cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Chính sách giá không mang tính ổn định, lâu dài bởi thị trường thay đổi giá cũng thay đổi theo buộc doanh nghiệp vào đưa ra các chính sách giá mới để được chấp nhận.
Có thể nói chiến lược và chính sách giá là cả một nghệ thuật của các nhà quản trị tài ba. Giá là một thành phần quan trọng trong giải pháp tổng hợp (marketing mix) và cần phải được quản trị một cách khéo léo, tối ưu như là cách mà ta thực hiện những thành phần khác.
Giá cả rất quan trọng vì nó sẽ quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp và sau đó là sự sống còn của thương hiệu, tác động của nó sâu rộng đến nhiều chủ thể của đời sống kinh doanh:
- Trong nền kinh tế thị trường, giá ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất – phân phối – tiêu dùng trong xã hội, các yếu tố liên quan đến lạm phát, lãi suất ngân hàng.
- Đối với khách hàng: Giá cả là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hành vi mua hàng
- Đối với doanh nghiệp: Giá là biến số marketing duy nhất quy định đến doanh thu cả doanh nghiệp và tác động đến sức cạnh tranh, vụ thể của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu.
Nhìn chung giá không phải là một thực thể riêng lẻ mà nó luôn đi kèm với kế hoạch sản phẩm/thị trường. Một thương hiệu bán được giá cao hơn các thương hiệu khác là nhờ tạo ra được nhiều giá trị hơn cho khách hàng chứ không hẳn là họ thực hiện quảng cáo giỏi hay các chương trình khuyến mãi nhiều. Bởi suy cho cùng, giá cả mới là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định mua hàng.
Khách hàng thường có tâm lý sẽ mua những sản phẩm có mức giá rẻ, nhưng nếu bạn chứng minh được giá của bạn cao hơn đối thủ bởi giá trị của sản phẩm đem đến cho khách hàng nhiều hơn thì khách hàng sẽ thay đổi suy nghĩ. Đó chính là lý do tại sao doanh nghiệp cần đến chính sách và chiến lược định giá trong marketing.
* Yếu tố bên trong:
- Các mục tiêu marketing: mục tiêu phổ biến nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Với mục tiêu này doanh nghiệp sẽ quyết định mức giá tiêu thụ cao nhất có thể tức là thị trường còn chấp nhận được và vẫn có khả năng cạnh tranh;
- Quan hệ giữa giá với yếu tố thuộc marketing mix khác (bao gồm: Product (sản phẩm), price (giá cả), place (địa điểm) và promotion (quảng bá)). Bởi giá là một trong những công cụ marketing để doanh nghiệp tác động vào thị trường nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó giá phải đồng bộ, nhất quán với các chiến lược marketing mix khác;
- Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chính sách giá trong marketing. Để có thể sử dụng giá làm công cụ xâm nhập, phát triển thị trường và cạnh tranh doanh nghiệp buộc phải kiểm soát được chi phí và tìm kiếm các giải pháp làm giảm chi phí.
- Các yếu tố khác: Đặc trưng của sản phẩm, mô hình quản lý…
* Yếu tố bên ngoài:
- Đặc điểm thị trường;
- Cạnh tranh;
- Các yếu tố khác: môi trường kinh tế, sự can thiệp của chính phủ.