logo

Có mấy đặc điểm chỉ có ở lục lạp?

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi: “Có mấy đặc điểm chỉ có ở lục lạp?” cùng với kiến thức giải thích dễ hiểu là tài liệu học tập hay nhất dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Có mấy đặc điểm chỉ có ở lục lạp?

(1) Có màng kép trơn nhẵn

(2) Chất nền có chứa ADN và riboxom

(3) Hệ thống enzim được đính ở lớp màng trong

(4) Có ở tế bào thực vật

(5) Có ở tế bào động vật và thực vật

(6) Cung cấp năng lượng cho tế bào

A. 2

B. 5

C. 6

D. 3

Trả lời:

Đáp án đúng: A. 2

Giải thích:

Có 2 đặc điểm chỉ có ở lục lạp đó là:

(2) Chất nền có chứa ADN và riboxom

(4) Có ở tế bào thực vật

Đặc điểm của lục lạp:

- Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật.

- Cấu tạo: Lục lạp có hai lớp màng bao bọc, bên trong chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt (tilacoit). Các tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trên màng của tilacoit chứa nhiều chất diệp lục và các enzyme quang hợp. Ngoài ra trong chất nền lục lạp còn có cả ADN và ribosome.

- Chức năng: Lục lạp có chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

Xem thêm:

>>> Tìm hiểu về chức năng của lục lạp


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Nhân tế bào

a. Cấu trúc

Nhân tế bào chứa đựng gần hết toàn bộ DNA của tế bào. Nó được bao phủ bởi sợi trung gian và được bao bọc bởi màng nhân kép. Màng nhân bao phủ nhân tế bào, và bên trong có chứa chất nhân. Kích cỡ của nhân tùy thuộc vào kích thước của tế bào đó, thường thì nhân chiếm 8% tổng thể tích tế bào. Nhân là bào quan lớn nhất trong tế bào động vật.Trong tế bào của lớp thú, đường kính trung bình của nhân là khoảng 6 micrometer (µm)

b. Chức năng

- Là nơi chứa đựng thông tin di truyền.

- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điều khiển sinh tổng hợp prôtêin.


2. Lưới nội chất

Có mấy đặc điểm chỉ có ở lục lạp?

a. Lưới nội chất hạt

Cấu trúc:

- Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân ở một đầu và lưới nội chất hạt ở đầu kia.

- Trên mặt ngoài của xoang có đính nhiều hạt ribôxôm.

Chức năng:

- Tổng hợp prôtêin tiết ra khỏi tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào, prôtêin dự trữ, prôtêin kháng thể.

- Hình thành các túi mang để vận chuyển prôtêin mới được tổng hợp.

b. Lưới nội chất trơn

Cấu trúc:

- Là hệ thống xoang hình ống, nối tiếp lưới nội chất hạt. Bề mặt có nhiều enzim, không có hạt ribôxôm bám ở bề mặt.

Chức năng:

- Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc đối với cơ thể.

- Điều hòa trao đổi chất, co duỗi cơ.

So sánh lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt?

* Giống nhau:

+ Đều là bào quan của tế bào

+ Có cấu tạo màng đơn

+ Thực hiện các chức năng quan trọng của tế bào

* Khác nhau:

+ Cấu trúc:

Lưới nội chất trơn nằm xa nhân, là hệ thống xoang ống ,cấu tạo có nhiều enzym khác nhau, không có riboxom

Lưới nội chất hạt: nằm gần nhân,thông với màng nhân, có nhiều riboxom trên màng và có ít enzym hơn so với lưới nội chất trơn

+ Chức năng:

 lưới nội chất trơn:tổng hợp chuyển hóa gluxit,lipit, phân hủy chất độc

 lưới nội chất hạt:tổng hợp protein

* Trong cơ thể người

- Tế bào có lưới nội chất trơn phát triển:tế bào gan => chức năng của gan là tổng hợp chuyển hóa gluxit,lipit, phân hủy chất độc

- Tế bào có mạng lưới nội chất hạt phát triển:tế bào bạch cầu => tổng hợp protein (thành phần cấu tạo nên kháng thể)


3. Ribôxôm

Ribôxôm là một bào quan không có màng bao bọc

- Nó có cấu tạo gồm một số loại rARN và nhiều prôtêin khác nhau.

- Ribôxôm là bào quan chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào. Số lượng ribôxôm trong một tế bào có thể lên tới vài triệu.


4. Bộ máy Gôngi

a. Cấu trúc

- Là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau.

b. Chức năng

- Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào.

- Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới.

- Thu nhận một số chất mới được tổng hợp (prôtêin, lipit, gluxit…) ⟶ Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào.

- Ở tế bào thực vật, bộ máy Gôngi còn là nơi tổng hợp các phân tử pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.


5. Ti thể

a. Cấu trúc

Ty thể có kích thước rất nhỏ, thường là từ 0,75 – 3 micromet. Không thể nhìn thấy dưới kính hiển vi trừ khi chúng được nhuộm màu.

Khác với các cơ quan tế bào khác, chúng gồm 2 màng gồm 1 lớp bên trong và bên ngoài với các chức năng khác nhau.

Trong cấu trúc ty thể được chia thành các ngăn và khu vực khác nhau, mỗi khu vực đều thể hiện một vai trò riêng biệt. Trong đó:

Màng ngoài: Các phần tử nhỏ có thể tự do đi qua màng ngoài, phần này bao gồm các protein được gọi là porins, tạo thành các kênh cho phép protein đi qua. Bên cạnh đó là một số enzyme với nhiều chức năng khác nhau.

Có mấy đặc điểm chỉ có ở lục lạp?

Không gian liên màng: Khu vực giữa màng trong và màng ngoài.

Màng trong: Chứa các protein và có một số vai trò khác với màng ngoài. Bởi vì không có porin bên trong nên hầu hết các phần tử đều không thấm nước. Các phần tử chỉ có thể đi qua màng trong các vận chuyển đặc biệt. Đây là nơi tạo ra hầu hết ATP trong ty thể.

Criate: Đây là nếp gấp của màng bên trong, giúp tăng diện tích của màng và không gian có sẵn cho các phản ứng xảy ra.

Ma trận: Đây là không gian bên trong của màng trong, chứa hàng trăm enzyme, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ATP.

b. Chức năng

- Cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng phân tử ATP.


6. Lục lạp

- Là bào quan chỉ có ở thực vật.

a. Cấu trúc

- Phía ngoài có 2 lớp màng bao bọc.

- Phía trong:

+ Chất nền không màu có chứa ADN và ribôxôm.

+ Hệ thống túi dẹt gọi là tilacôit ⟶ Màng tilacôit có chứa chất diệp lục và enzim quang hợp ⟶ Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana ⟶ Các grana nối với nhau bằng hệ thống màng.

Có mấy đặc điểm chỉ có ở lục lạp?

b. Chức năng

- Có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học.

- Vai trò chính của lục lạp là thực hiện chức năng quang hợp, đây là nơi chứa các chất diệp lục có khả năng hấp thụ năng lượng từ ánh sáng mặt trời, chuyển hóa và lưu giữ năng lượng đó trong các phân tử cao năng là ATP và NADPH, đồng thời giải phóng khí oxy từ nước.

icon-date
Xuất bản : 10/05/2022 - Cập nhật : 23/11/2022