logo

Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ

Câu hỏi: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ:

A. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.

B. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.

C. Các phân từ nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.

D. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.

Lời giải:

Đáp án đúng là : D. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.

Giải thích:

Các hạt phấn hoa chuyển động chứng tỏ các phân tử nước không ngừng chuyển động về mọi phía và va chạm với các hạt phấn hoa.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về thí nghiệm Brown về sự chuyển động của các phân tử nhé.


1. Thí nghiệm Bơ-rao (Brown)

a) Thí nghiệm:

- Năm 1827 – nhà thực vật học (người Anh) Bơ-rao quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng có chuyển động không ngừng về mọi phía.

- Khi bị giã nhỏ hoặc luộc chín, các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn độn không ngừng.

- Thí nghiệm đó gọi là thí nghiệm Brown.

[CHUẨN NHẤT] Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ

b) Nhận xét: 


2. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng

-  Giải thích chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của  Bơ-rao. 

+ Các phân tử nước chuyển động không ngừng, trong khi chuyển động nó va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

+ Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong trong  thí nghiệm Bơ-rao là do các phân tử nước không ngừng đứng yên mà chuyển động không ngừng.

- Kết luận: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.


3. Chuyển động phân tử và nhiệt độ.

-  Khi tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa sẽ chuyển động như thế nào?

+ Các phân tử nước chuyển động càng nhanh, va đập vào các hạt phấn hoa càng mạnh làm cho các hạt phấn hoa chuyển động càng mạnh.

+ Chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt.

- Kết luận: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.


4. Bài tập giải thích hiện tượng

Bài 1. Tại sao đường tan trong nước lạnh chậm hơn tan trong nước nóng?

Giải:

- Nhiệt độ của nước nóng cao hơn nên các phân tử đường chuyển động nhanh hơn.

- Đường khuếch tán nhanh hơn.

Bài 2. Trên lí thuyết người ta tính được tốc độ trung bình của các phân tử không khí trong phòng khoảng 500m/s. Tốc độ này gấp đôi tốc độ của máy bay Bô-ing 747. Vậy tại sao khi mở lọ nước hoa ở góc lớp thì vài giây sau cả lớp mới ngửi thấy?

Giải:

- Có rất nhiều phân tử không khí ở trong phòng.

- Các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn giữa vô số các phân tử không khí cũng đang chuyển động hỗn loạn

⇒ Sự va chạm giữa chúng là nguyên nhân làm chậm sự lan tỏa mùi hương

Bài 3. Vì sao không khí vẫn tồn tại được trong nước ở ao, hồ, sông, biển, mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?

Giải:

- Giữa các phân tử nước và không khí có khoảng cách. Nên chúng xen lẫn vào với nhau, các phân tử không khí sẽ nằm giữa phân tử nước

- Các phân tử nước và không khí chuyển động hỗn loạn nên dù không khí nhẹ hươn cũng không thoát ra được

icon-date
Xuất bản : 08/10/2021 - Cập nhật : 08/10/2021