Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. Cùng Toploigiai tìm hiểu rõ hơn về chuyển động cơ qua bài viết dưới đây!
1. Chất điểm: Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi. Chất điểm có khối lượng là khối lượng của vật.
2. Chuyển động cơ: Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
3. Quỹ đạo: Quỹ đạo của chuyển động là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định.
1. Vật làm mốc và thước đo
- Muốn xác định vị trí của vật ta cần: vật làm mốc, chiều dương, thước đo.
- Vật làm mốc: là vật mà ta chọn cho nó cố định để so với các vật khác.
Nếu đã biết đường đi (quỹ đạo) của vật, ta chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên đường đó là có thể xác định được chính xác vị trí của vật bằng cách dùng một cái thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
2. Hệ tọa độ
- Xác định vị trí của vật trong mặt phẳng ta dùng hệ tọa độ Decac (Oxy).
1. Mốc thời gian và đồng hồ
- Mốc thời gian là thời điểm ta chọn để xác định thời gian chuyển động của vật.
Ví dụ: Xe bắt đầu xuất phát từ bến A lúc 7h00 đến bến B lúc 9h30.
Ta chọn 7h00 làm mốc thời gian, thì xe chuyển động từ bến A đến bến B được 2h30.
2. Thời điểm và thời gian
- Thời điểm: lúc, khi
Ví dụ: nhìn lên đồng hồ thấy 7h15: thời điểm lúc đó là 7h15.
- Thời gian (khoảng thời gian): từ khi đến khi.
Ví dụ: Thời điểm từ 7h15 đến thời điểm 8h15 là 1h , thì 1h là thời gian chuyển động của vật.
- Hệ quy chiếu = Hệ tọa độ gắn với vật mốc + đồng hồ và gốc thời gian.
- Một hệ quy chiếu gồm:
+ Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc;
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ.
- Trong nhiều bài toán cơ học, nhiều khi nói về hệ quy chiếu, người ta chỉ đề cập đến hệ toạ độ, vật làm mốc và mốc thời gian mà không cần nói đến đồng hồ.