logo

Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự

Virus là một loại ký sinh trùng nhỏ không thể tự sinh sản. Tuy nhiên, một khi virus lây nhiễm vào một tế bào nhạy cảm, nó có thể điều khiển bộ máy tế bào tạo ra nhiều virus hơn. 


Trắc nghiệm: Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn theo trình tự

A. Hấp phụ -  xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - phóng thích.

B. Hấp phụ -  xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích - lắp ráp.

C. Hấp phụ - lắp ráp -  xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích.

D. Hấp phụ-  xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp-  phóng thích.

Trả lời: 

Đáp án đúng: D. Hấp phụ-  xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp-  phóng thích.

Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự: Hấp phụ-  xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp-  phóng thích.


Kiến thức tham thảo về sự nhân lên của virus trong tế bào chủ


1. Virus là gì?

Virus là một loại ký sinh trùng nhỏ không thể tự sinh sản. Tuy nhiên, một khi virus lây nhiễm vào một tế bào nhạy cảm, nó có thể điều khiển bộ máy tế bào tạo ra nhiều virus hơn. Hầu hết các virus có RNA và DNA là vật liệu di truyền của chúng. Acid nucleic có thể là chuỗi đơn hoặc chuỗi kép. Toàn bộ hạt virus truyền nhiễm được gọi là virion, bao gồm acid nucleic và vỏ ngoài của protein.

Virus không chứa ribosome vì thế chúng không thể tạo ra protein. Điều này làm cho nó hoàn toàn phụ thuộc vào vật chủ ký sinh. Chúng là loài sinh vật duy nhất không thể sinh sản mà không có tế bào vật chủ.

Sau khi liên lạc với tế bào vật chủ thì nó sẽ chèn vật liệu di truyền vào vật chủ và chiếm lấy chức năng của vật chủ đó. Sau khi lây nhiễm vào tế bào, virus tiếp tục sinh sản nhưng nó tạo ra nhiều protein và vật liệu di truyền hơn thay vì các sản phẩm tế bào thông thường. Các virus đơn giản nhất chỉ chứa đủ RNA hoặc DNA để có thể mã hoá bốn protein. Còn với các virus phức tạp, có thể mã hoá khoảng từ 100 - 200 protein.

Xem thêm:

>>> Tìm hiểu về đặc điểm cơ bản của virus


2. Chu trình nhân lên của virus

Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự

a. Sự hấp phụ

- Gai glicôprôtêin của virus đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào à virut bám vào tế bào.

b. Xâm nhập

- Đối với virut động vật: virus đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.

- Đối với phagơ: enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào, vỏ nằm bên ngoài.

c. Sinh tổng hợp

Virut sử dụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và các loại prôtêin cho mình (một số virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp)

d. Lắp ráp

Sau khi các thành phần cơ bản của virus đã được tổng hợp và đã được tích lũy phong phú trong tế bào chủ thì sẽ bắt đầu quá trình lắp ráp. Hình như cơ chế lắp ráp các thành phần của virion xảy ra tự phát do kết quả của sự tương tác phân tử đặc biệt của các cao phân tử capsid với axit nucleic virus để tạo thành các virion.

Việc lắp ráp đúng sẽ tạo ra các virus hoàn chỉnh (các virion) và nếu lắp ráp sai sẽ tạo ra các virus không hoàn chỉnh (hạt DIP) hoặc tạo ra các virus giả (Pseudovirion).

e. Phóng thích

– Virus phá vỡ tế bào vật chủ để ồ ạt chui ra ngoài.

– Khi virus nhân lên nhưng không làm tan tế bào gọi là chu trình tiềm tan – Khi virut nhân lên làm tan tế bào gọi là chu trình sinh tan.


3. Sự nhân lên của virus gây hậu quả gì?

Đối với toàn cơ thể:

Virus gây quá trình nhiễm trùng cấp tính, mãn tính, nhiễm trùng tiềm tàng và nhiễm trùng virus chậm;

Với hệ miễn dịch, virus kích thích tạo ra 1 đáp ứng miễn dịch đặc hiệu;

Nhiễm trùng do virus có thể gây suy giảm miễn dịch tạm thời (trẻ em sau khi mắc bệnh sởi) hoặc suy giảm miễn dịch vĩnh viễn (nhiễm HIV/AIDS).

Đối với những tế bào bị nhiễm virus:

Tế bào bị hủy hoại: Sau khi virus xâm nhập và nhân lên trong tế bào thì hầu hết các tế bào bị phá hủy . Do các hoạt động bình thường của tế bào bị ức chế, các chất cần thiết cho tế bào  không được tổng hợp mà chỉ tổng hợp ra các hạt virus mới vì vậy tế bào bị chết. Đây là trường hợp hay gặp nhất.Ở nuôi cấy tế bào in vitro có thể thấy các tế bào bị nhiễm virus biến dạng, dính lại với nhau, ly giải

Tế bào và virus cùng tồn tại: Tiền virus (provirus);

Tế bào sinh ra các hạt vùi;

Tế bào bị tổn thương các nhiễm sắc thể;

Tế bào tăng sinh vô hạn, gây hình thành khối u hoặc ung thư: Các tế bào bị nhiễm một số loại  virus  (chủ yếu là các virus gây ra khối u) có hiện tượng mất ức chế tiếp xúc khi tế bào sinh sản nên tạo ra những đám tế bào chồng chất lên nhau .

Kích thích các tế bào sinh ra Interferon - những glycoprotein có trọng lượng phân tử thấp, ức chế sự nhân lên của virus.

icon-date
Xuất bản : 05/05/2022 - Cập nhật : 23/11/2022