logo

Chủ đề chung 1 Các cuộc phát kiến địa lí - Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn Địa 7 Chủ đề chung 1 Các cuộc phát kiến địa lí ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Địa lí 7 trang 181, 182, 183, 184, 185 bộ Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Chủ đề chung 1 Các cuộc phát kiến địa lí trang 181, 182, 183, 184, 185 SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo


1. Nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí

Trả lời câu hỏi trang 181 SGK Địa lí 7

- Giải thích nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí.

- Phân tích những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí.

Lời giải:

Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí là:

- Giữa thế kỉ XV, nhu cầu tìm kiếm vàng bạc, thị trường và hương liệu thôi thúc người châu Âu tìm sang phương Đông. 

- Con đường buôn bán truyền thống với phương Đông bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm giữ. Thôi thúc người châu Âu tìm kiếm con đường mới. 

Những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:

- Người châu Âu đã có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất, họ đã vẽ được bản đồ, hải đồ đi biển, có khái niệm về dòng hải lưu hay hướng gió,... 

- Sự tiến bộ của kĩ thuật đóng tàu – đã xuất hiện những con tàu có bánh lái, với những cánh buồm lớn và buồm hình tam giác đủ điều kiện vượt đại dương.

- Sự bảo trợ của một số nhà nước phong kiến ở châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thám hiểm tiến hành các cuộc phát kiến địa lí.


2. Một số cuộc đại phát kiến địa lí

Trả lời câu hỏi trang 182 SGK Địa lí 7

Dựa vào lược đồ 1.6, 1.8 và thông tin trong bài, em hãy mô tả lại cuộc phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô (1492) và Ph.Ma-gien-lan (1519-1521)

Chủ đề chung 1 Các cuộc phát kiến địa lí - Chân trời sáng tạo
Chủ đề chung 1 Các cuộc phát kiến địa lí - Chân trời sáng tạo

Lời giải:

- Cuộc phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô: 

+ Tháng 8-1492 đoàn thám hiểm rời Tây Ban Nha đi về phía tây, băng qua Đại Tây Dương

+ Vài tháng sau họ khám phá ra bờ biển phía Bắc của Cu-ba và Hispaniola. Cô -lôm-bô nghĩ rằng ông đã tới được Đông Ấn Độ nhưng thực ra đó là châu Mỹ.

+ Năm 1493, 1498, 1502, ông còn tiến hành thám hiểm thêm châu Mỹ.

- Cuộc phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lan (1519 – 1521):

+ Tháng 9 năm 1519, nhận được sự tài trợ của hoàng gia Tây Ban Nha, đoàn thuyền 5 chiếc của Ma-gien-lan bắt đầu rời Tây Ban Nha tìm đường đến quần đảo hương liệu Ma-lu-cu.

+ Họ đi về phía tây, băng qua Đại Tây Dương, đến được mũi cực Nam của châu Mỹ. Tại điểm hẹp nhất, nay là eo biển Ma-gien-lan, họ vượt Đại Tây Dương, tiến vào một đại dương lớn trong cảnh sống yên biển lặng mà Ma-gien-lan gọi là Thái Bình Dương.

+ Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, họ tới được đảo Mac-tan cuối năm 1520, nhưng tại đây, Ma-gien-lan chết trong một cuộc đụng độ với thổ dân trên đảo.

+ Những người còn lại cuối cùng cũng tới được quần đảo Ma-lu-cu. Họ chất đầy nhục đậu khấu và định hương lên một chiếc thuyền, rồi trở về nhà bằng cách đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng.

+ Năm 1522, 18 thành viên còn lại về đến Tây Ban Nha, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên.


3. Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử

Trả lời câu hỏi trang 185 SGK Địa lí 7

- Các cuộc đại phát kiến địa lí tác động như thế nào đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục.

- Đọc tư liệu 1.10, quan sát hình 1.11 và thông tin trong bài, em hãy cho biết hệ quả của phát kiến địa lí đã tác động thế nào tới châu Phi và châu Mỹ?

- Nêu một ví dụ về sự thay đổi trong tiến trình lịch sử của các nước châu Á sau cuộc thám kiểm của Ma-gien-lan

Lời giải:

Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục:

- Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục: Sau những cuộc phát kiến địa lí, nhận thức của con người thay đổi, họ có hiểu biết mới về những vùng đất, đại dương, những con đường,... từ đó mở ra một thời kì giao lưu, tiếp xúc văn hoá, trao đổi hàng hoá, cây trồng, vật nuôi,... giữa các châu lục. Các cuộc phát kiến địa lý đã thúc đẩy quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông Tây trở nên dễ dàng hơn. 

- Hệ quả của phát kiến địa lí tới châu Phi và châu Mỹ:

+ Nạn buôn bán nô lệ da đen diễn ra.

+ Người bản địa và văn hóa bản địa châu Mỹ bị hủy diệt.

- Việc Magenlan và thủy thủ đoàn đặt chân lên vùng đất Phi lippin nói riêng và châu Á nói chung đã báo trước một thời đại mới của sự chinh phục, của Kitô giáo hóa và chủ nghĩa thực dân. Sau cuộc thám hiểm của Magenlan, nhiều nước phương Tây đã đến châu Á, và biến nơi đây thành thuộc địa trong suốt hai thế kỉ.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Địa 7 Chủ đề chung 1 Các cuộc phát kiến địa lí trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 13/08/2022 - Cập nhật : 07/09/2022