logo

Chữ của người Lưỡng Hà cổ đại được gọi là chữ hình đinh (Cueiforme) là vì?

Câu hỏi: Chữ của người Lưỡng Hà cổ đại được gọi là chữ hình đinh (Cueiforme) là vì? 

A. Nét chữ giống hình cái đinh

B. Họ dùng đinh để viết

C. Họ viết chữ lên các tấm đất sét

D. Họ viết chữ lên các tấm da 

Trả lời

Đáp án đúng: A. Nét chữ giống hình cái đinh

Chữ của người Lưỡng Hà cổ đại được gọi là chữ hình đinh (Cueiforme) là vì nét chữ giống hình cái đinh

Chữ viết xuất hiện ở Lưỡng Hà khá sớm, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN và là một trong những thành tựu văn hóa quan trọng nhất của Lưỡng Hà. 

Người Sumer đã phát minh ra chữ viết Lưỡng Hà sớm nhất. Đầu tiên người Sumer dùng những hình vẽ – về sau là những nét vạch hợp lại thành ý. Họ dùng một thanh gỗ nhỏ hay sậy vót nhọn 1 đầu, ấn trên phiến đất mềm tạo thành 1 đầu nhọn, đáy bằng, trở ngược thanh gỗ vạch một đường thẳng, trông như mũi tên hay chiếc đinh. Một số chiếc đinh này hợp lại thành từ. 

Chữ của người Lưỡng Hà cổ đại được gọi là chữ hình đinh (Cueiforme) là vì?

Mỗi tấm đất sét là một trang sách, đó chính là chữ tượng hình của người Ai Cập, những thứ chữ đó có hình tiết như những góc nhọn, nên thường được gọi là chữ hình góc hay hình đinh. Rất nhiều tộc người ở Tây Á thời cổ đại đã sử dụng loại chữ viết này, vì vậy có thể coi chữ viết do người Sumer phát minh ra là thứ chữ mẹ đẻ của nhiều chữ viết cổ khác của người Akkad, Babylon, Hatti, Atxiri, Ba Tư. Sau khi khai quật thành phố Ninivơ – Thủ đô của đế quốc Atxiri, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một thư viện lớn trong cung điện của vua Atxuabanipan, trong đó lưu trữ tới 2200 cuốn sách. Đó chính là những “trang sách” bằng đất sét, được ghi bằng loại chữ “hình đinh” Sumer. 

Nửa đầu thế kỉ XIX, hai nhà ngôn ngữ Đức Gơrôtophen (Grôtefend) và Anh Raolinhxơn (Henry Rawlinson) thông qua văn tự Ba Tư đã đọc được chữ hình đinh này, việc nghiên cứu lịch sử của khu vực Lưỡng Hà thời cổ đại càng đạt được những thành tựu mới. 

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 06/07/2022